Động cơ PD-35 phải 'hạ cấp' xuống PD-26 là nỗi buồn đối với hàng không Nga

Tạo ra động cơ có sức đẩy lớn như PD-35 có vẻ là nhiệm vụ quá sức đối với Nga vào giai đoạn hiện nay.

Một trong những tin tức gây thất vọng nhất thời gian gần đây là tuyên bố của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Công Thương Denis Manturov về việc hoãn sản xuất hàng loạt động cơ máy bay PD-35 đầy hứa hẹn (lực đẩy danh nghĩa 35 tấn) và giảm lực đẩy xuống chỉ còn 26 tấn.

Vậy chính xác thì việc "hạ cấp" động cơ PD-35 thành PD-26 có ý nghĩa gì đối với ngành công nghiệp hàng không của Nga?

Cần nhắc lại, ông Maturov đã công bố những điều chỉnh đáng kể đối với dự án chế tạo động cơ hàng không đầy tham vọng của Nga như sau:

"Đến năm 2030, động cơ PD-35 sẽ xuất hiện. Dù chưa chắc chắn lực đẩy sẽ là 35 tấn nhưng rất có thể con số sẽ từ 26 đến 35. Đến tháng 3 năm sau chúng ta sẽ hiểu chính xác hơn".

Tin tức trên gây nhiều thất vọng là điều dễ hiểu, khi báo chí Nga đặt nhiều hy vọng vào loại động cơ có lực đẩy cực cao đầy hứa hẹn, được cho là trong khoảng 33 đến 40 tấn khi cất cánh.

Các chuyên gia từng kỳ vọng động cơ PD-35 sẽ được tích hợp cho máy bay chở khách đường dài CR929 của Trung Quốc, chiếc Il-96-400M hoàn toàn của Nga, hay An-124 Ruslan sản xuất mới, như cũng như một số máy bay vận tải quân sự đầy triển vọng với tải trọng 100 tấn sẽ xuất hiện trong tương lai.

Khả năng hồi sinh An-124 đã được thảo luận từ lâu, kể từ năm 2014.

Tuy nhiên, việc sản xuất chiếc Ruslan trên đất Nga dưới tên mới là không thể nếu thiếu động cơ D-18T của Ukraine, được sản xuất tại doanh nghiệp Motor Sich.

Nga không thể sản xuất mới máy bay vận tải An-124 Ruslan nếu thiếu động cơ PD-35.

Với Il-96, tình hình tốt hơn nhiều. Máy bay chở khách thân rộng này sử dụng động cơ PS-90A được sản xuất hàng loạt tại Nga.

Sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với việc bán phụ tùng và bảo trì máy bay của họ, Moskva đã tái sản xuất các máy bay Tu-214 và Il-96 của Liên Xô bị lãng quên trong thời gian dài.

Cảnh báo duy nhất liên quan đến hiệu quả của động cơ PS-90A, hơn nữa phải sử dụng tới 4 chiếc cho mỗi máy bay, điều này là thiếu kinh tế khi các phi cơ tương tự của phương Tây chỉ cần 2 động cơ mạnh mẽ.

Động cơ PD-35 ra đời trong tương lai và được cho là sẽ thay thế PS-90A đã lỗi thời và giúp Il-96-400M hay Tu-214 đạt được hiệu quả kinh tế tốt hơn khi cũng chỉ cần 2 động cơ là đủ, nhưng khi PD-35 bị hạ cấp xuống PD-26 thì ước mơ trên rất dễ dang dở.

Máy bay vận tải An-124 Ruslan của Nga hiện vẫn phải sử dụng động cơ D-18T do Ukraine sản xuất.

Theo Reporter

Bạch Dương

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/dong-co-pd-35-phai-ha-cap-xuong-pd-26-la-noi-buon-doi-voi-hang-khong-nga-post657519.html