Chợ nào lịch sử lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là chợ có lịch sử lâu đời nhất nước ta được xây dựng từ năm 1870, cũng là nơi thu hút hàng nghìn lượt khách tới mua bán và tham quan.

1. Chợ nào lịch sử lâu đời nhất Việt Nam?

A

Hội An

B

Đông Ba

C

Đồng Xuân

D

Bến Thành

Theo web Sở Du lịch TP.HCM, chợ Bến Thành hay chợ Sài Gòn - chợ nổi tiếng, được xây dựng tại trung tâm phường Bến Thành, quận 1, TP.HCM.
Cửa chính chợ ở phía Nam, hướng ra công trường Quách Thị Trang, cửa Bắc phía đường Lê Thánh Tôn, cửa Đông nằm trên đường Phan Bội Châu, cửa Tây ở đường Phan Châu Trinh. Chợ Bến Thành vốn đã có từ lâu, là chợ sầm uất, náo nhiệt.
Cuộc tấn công của quân Pháp làm chợ Bến Thành bị hư hại nhiều nên khi chiếm được Gia Định, năm 1860 thực dân Pháp cho xây dựng lại chợ Bến Thành tại khu vực đường Hàm Nghi, Nguyễn Huệ, bến Bạch Đằng hiện nay.

2. Năm bao nhiêu chợ Bến Thành được khánh thành sau khi xây mới?

A

1911

B

1912

C

1913

D

1914

Theo web Tổng cục Du lịch, năm 1912, chợ mới được khởi công xây dựng trên nền đất của ao sình lầy nằm gần ga xe lửa Mỹ Tho (nay là bến xe Sài Gòn).
Lễ khánh thành chợ vào năm 1914 được báo chí thời đó gọi là "Tân Vương Hội" do tổ chức lớn (có bắn pháo bông), kéo dài trong 3 ngày với hơn 100.000 người tham dự.
Năm 1985, chợ Bến Thành được trùng tu theo quy mô lớn, trên tổng diện tích hơn 13.000m², mở 4 cửa chính và 12 cửa phụ ra bốn hướng. Phía trên cửa chính phía Nam có tháp đồng hồ 4 mặt.

3. Chợ Bến Thành được xếp vào danh sách 5 chợ tốt nhất thế giới vào năm nào?

A

2010

B

2011

C

2012

D

2013

Năm 2013, chợ Bến Thành được xếp vào danh sách 5 chợ tốt nhất thế giới do báo USA Today bình chọn.
Đây là nơi thu hút hàng nghìn lượt khách tới mua bán và tham quan. Chợ có kiến trúc đặc biệt với 4 hướng cổng/cửa, mỗi cửa kinh doanh những mặt hàng riêng biệt.
Cửa Nam (cổng chính) là các mặt hàng vải vóc, quần áo, thực phẩm khô. Cửa Bắc là bán thực phẩm tươi sống, hoa quả, trái cây. Cửa Ðông là thiên đường mỹ phẩm, bánh kẹo. Cửa Tây là nơi tập trung các gian hàng giày dép, hàng mỹ nghệ, đồ lưu niệm.

4. Tên gọi chợ Bến Thành xuất phát từ đâu?

A

Chợ hình bát quái

B

Chợ bên bến sông

Theo trang thông tin chợ Bến Thành, tên gọi này có liên quan đến thành Bát Quái do Nguyễn Vương Nguyễn Phúc Ánh (Vua Gia Long) xây dựng. Năm 1788, Nguyễn Vương chiếm lại được Gia Định từ quân Tây Sơn, liền cho xây dựng thành quách để ngăn quân Tây Sơn.
Năm 1789, Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) về đến Gia Định cùng với số tiền quyên góp và 15.000 Francs của mình để mua súng đạn và tàu chiến, chiêu mộ khoảng 20 người Pháp giỏi về kỹ thuật vũ khí, kỹ nghệ… để giúp Nguyễn Vương.
Thành bát quái (do thành có 8 cạnh) được xây dựng vào năm 1789 với số nhân công là 30.000 người, do kiến trúc sư Theodore Lebrun và kỹ sư công binh người Pháp Victor Olivier de Puymanel thiết kế.
Năm 1790, thành xây xong có chu vi khoảng 4.176 mét, ba mặt giáp sông. Sông Bến Nghé có một bến sông nằm gần thành Bát Quái, bến này dùng cho khách vãng lai và quân nhân vào thành, vì vậy mà được gọi là Bến Thành (bến trước khi vào thành). Gần sát bến này có một khu chợ vì thế mà chợ này cũng được gọi là “chợ Bến Thành”. Và tên “chợ Bến Thành” chính là được xuất phát từ đây.

C

Tên sông

D

Tên địa danh nổi tiếng

4. Chợ Bến Thành được bình chọn là 1 trong 10 điểm đến có.... hấp dẫn nhất hành tinh?

A

Sản phẩm

B

Kiến trúc

C

Món ăn đường phố

Theo trang Tổng cục du lịch, năm 2012, chợ Bến Thành được Tạp chí Ẩm thực Food and Wine (Mỹ) bình chọn là một trong 10 điểm đến có món ăn đường phố hấp dẫn nhất hành tinh.
Chợ Bến Thành hiện nay có tổng diện tích hơn 13.000m², tập trung khoảng 3.000 hộ kinh doanh nhiều mặt hàng trong và ngoài nước, trung bình mỗi ngày chợ đón 15.000 lượt khách

D

Đông người

6. Chợ nào lâu đời nhất tại Hà Nội?

A

Quảng Bá

B

Long Biên

C

Ninh Hiệp

D

Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân là một trong những chợ lớn nhất tại Hà Nội. Chợ được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1889 trên cơ sở gộp 3 khu chợ xung quanh cửa đông thành Thăng Long, đặt tên Chợ Đồng Xuân. Trước khi chợ Đồng Xuân được Pháp xây dựng, năm 1804, Tổng trấn Nguyễn Văn Thành từng cho dựng chợ tạm ở khu đất này để người dân buôn bán, trao đổi hàng hóa.

8. Tên ban đầu của chợ Đồng Xuân là gì?

A

Chợ Mới

Năm 1889 chợ có tên - chợ Mới, nhưng năm 1890 đổi thành Đồng Xuân. Ban đầu, chợ họp ngoài trời, diện tích chợ nhỏ rồi sau đó lan ra phố Hàng Khoai, Hàng Gạo.
Tuy là chợ hàng ngày nhưng mỗi tháng có một phiên họp vào ngày đầu tháng âm lịch, chợ phiên đông đúc kẻ mua người bán hơn ngày thường do bà con các vùng ngoại thành mang bán các loại cây giống, súc vật giống như lợn, chó, mèo...

B

Chợ Lớn

C

Chợ Đêm

D

Chợ Cũ

Khánh Sơn

Nguồn VTC: https://vtc.vn/cho-nao-lich-su-lau-doi-nhat-viet-nam-ar844887.html