Các mô hình đậm dấu ấn Công đoàn

Nhiệm kỳ qua (2018 - 2023), trong bối cảnh còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, song các cấp Công đoàn đã chủ động, linh hoạt trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện, với nhiều mô hình mới, cách làm hiệu quả, có sức lan tỏa, được đoàn viên, người lao động (NLĐ), cấp ủy, chính quyền và người sử dụng lao động ghi nhận, qua đó tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của Công đoàn Việt Nam trong đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, NLĐ, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp phát triển và đổi mới đất nước.

Theo báo cáo của Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, triển khai thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới”, nhiệm kỳ qua (2018 - 2023), các cấp Công đoàn trên cả nước đã có nhiều mô hình chăm lo cho đoàn viên, NLĐ hiệu quả, mang đậm dấu ấn của tổ chức Công đoàn. Có thể kể đến những chương trình như “Tết Sum vầy”, “Tháng Công nhân”… đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, thấm sâu ở cơ sở. Riêng chương trình “Tết Sum vầy” trong 5 năm qua có hơn 30 triệu lượt đoàn viên, người lao động được chăm lo với tổng số tiền gần 28.000 tỷ đồng.

Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang tặng quà Tết công nhân lao động tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: B.D

Hoạt động Tháng Công nhân được triển khai cùng Tháng Hành động về An toàn vệ sinh lao động đã tổ chức thăm, động viên, tặng quà hơn 3,8 triệu lượt công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn, công nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mắc bệnh hiểm nghèo, tôn vinh, tổ chức tri ân công nhân có nhiều thành tích trong sản xuất kinh doanh với tổng số tiền hàng nghìn tỷ đồng. Cùng đó, chương trình “Mái ấm Công đoàn” giúp gần 14.000 NLĐ được xây dựng, sửa chữa nhà ở với tổng số tiền hỗ trợ hơn 500 tỷ đồng.

Việc nâng cao chất lượng bữa ăn ca trở thành hoạt động thiết thực, thường xuyên của Công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp. Đến hết năm 2021, thực hiện Nghị quyết 7c/NQ-BCH ngày 25/2/2016 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XI), có hơn 35.000 doanh nghiệp thực hiện giá trị bữa ăn ca cho NLĐ với giá trị từ 15.000 đồng trở lên, đạt 93,55%. Năm 2022, có hơn 6.300 doanh nghiệp thực hiện thương lượng, đối thoại tăng giá trị bữa ăn từ 18.000 đồng trở lên (theo Kết luận số 03/KL-BCH ngày 18/2/2022 của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 07c).

Đặc biệt, trong nhiệm kỳ qua, Công đoàn có nhiều giải pháp giúp NLĐ tiếp cận tín dụng hợp pháp, từng bước cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống, hạn chế “tín dụng đen”. Hoạt động hỗ trợ, giải quyết việc làm được triển khai hiệu quả với hệ thống 13 Quỹ trợ vốn cho NLĐ nghèo tự tạo việc làm, tổ chức tài chính vi mô (CE), Quỹ quốc gia giải quyết việc làm từ nguồn vốn Nhà nước đã giải quyết cho hàng triệu lượt đoàn viên, NLĐ vay với tổng số tiền nhiều nghìn tỷ đồng. Riêng Quỹ CEP trong 5 năm vừa qua đã cho hơn 1,8 triệu lượt công nhân, lao động vay vốn với số tiền hơn 31.000 tỷ đồng, có hơn 650.000 lượt lao động

Chương trình “Phúc lợi đoàn viên” tiếp tục được mở rộng, định kỳ được rà soát, đánh giá, bổ sung các đối tác mới với những ưu đãi phục vụ trực tiếp lợi ích của đoàn viên, NLĐ. Các cấp Công đoàn đã ký kết 2.840 bản thỏa thuận hợp tác, trong đó có 20 thỏa thuận cấp Tổng Liên đoàn; có khoảng hơn 6,5 triệu lượt đoàn viên, NLĐ được hưởng lợi với tổng số tiền gần 1.400 tỷ đồng. Hoạt động thăm hỏi, hỗ trợ đoàn viên, NLĐ có hoàn cảnh khó khăn, mắc bệnh hiểm nghèo, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được duy trì với tổng số tiền hơn 3.600 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong nhiệm kỳ qua, Công đoàn có nhiều giải pháp giúp NLĐ tiếp cận tín dụng hợp pháp, từng bước cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống, hạn chế “tín dụng đen”. Hoạt động hỗ trợ, giải quyết việc làm được triển khai hiệu quả với hệ thống 13 Quỹ trợ vốn cho NLĐ nghèo tự tạo việc làm, tổ chức tài chính vi mô (CE), Quỹ quốc gia giải quyết việc làm từ nguồn vốn Nhà nước đã giải quyết cho hàng triệu lượt đoàn viên, NLĐ vay với tổng số tiền nhiều nghìn tỷ đồng. Riêng Quỹ CEP trong 5 năm vừa qua đã cho hơn 1,8 triệu lượt công nhân, lao động vay vốn với số tiền hơn 31.000 tỷ đồng, có hơn 650 nghìn lượt lao động thuộc khu vực phi kết cấu được vay vốn với tổng số tiền hơn 14.000 tỷ đồng.

Bên cạnh các giá trị, lợi ích vật chất, tổ chức Công đoàn quan tâm các giải pháp chăm lo, cải thiện đời sống tinh thần, nâng cao sức khỏe cho đoàn viên, NLĐ như nghỉ dưỡng, hồi phục sức khỏe, tham quan, nghỉ mát, văn nghệ, thể thao, khám sức khỏe định kỳ, thăm, động viên, chia sẻ, tạo động lực, truyền cảm hứng để NLĐ vượt mọi khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.

Đặc biệt, trong nhiệm kỳ qua, đội ngũ cán bộ Công đoàn các cấp tận tụy, bám sát cơ sở, đi sâu, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, trực tiếp tổ chức, tham gia các hoạt động chăm lo đời sống, hỗ trợ cho công nhân, lao động; tổ chức kịp thời các hoạt động an sinh, giúp NLĐ duy trì cuộc sống. Trong thời điểm diễn ra dịch Covid-19, nhiều mô hình sáng tạo trong công tác phòng, chống dịch và hỗ trợ đoàn viên, NLĐ ra đời, phát huy hiệu quả, được cấp ủy, chính quyền, NLĐ, người sử dụng lao động đánh giá cao, thể hiện rõ vai trò của tổ chức Công đoàn đồng hành cùng đoàn viên, NLĐ, chia sẻ với doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Có thể kể đến một số mô hình như: “Tổ An toàn Covid-19”, “Vùng xanh doanh nghiệp”, xe ô tô chuyên chở công nhân; siêu thị 0 đồng; xe buýt siêu thị 0 đồng, Túi an sinh xã hội, Túi thuốc cho F0; Suất cơm nghĩa tình hỗ trợ các hộ khó khăn, lực lượng phòng chống dịch; Mô hình tư vấn sức khỏe phòng ngừa đại dịch Covid-19; Đội tiếp ứng thực phẩm tận nhà cho đoàn viên, NLĐ; Đường dây nóng “An sinh Công đoàn”; Mô hình đi chợ hộ cho đoàn viên; Mô hình “An toàn phòng chống dịch, an toàn sản xuất”...

Bảo Duy

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/cac-mo-hinh-dam-dau-an-cong-doan-163244.html