Bảo tồn lễ hội truyền thống Chèo tàu

Lễ hội truyền thống Chèo tàu Tổng Gối năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Khu di tích lịch sử Lăng Văn Sơn và Miếu Voi Phục, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng. Được tổ chức 5 năm một lần, đây được coi là hoạt động nhằm góp phần bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa phi vật thể độc đáo này.

Là người gắn bó với các hoạt động văn nghệ dân gian, PGS. TS Trần Thị An, Chủ tịch hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội luôn dành thời gian tham gia các lễ hội truyền thống của các vùng miền, đặc biệt là những lễ hội, trò chơi dân gian trên địa bàn thành phố Hà Nội. Năm năm mới được tổ chức một lần, hôm nay lễ hội Chèo tàu ở Tổng Gối, xã Tân Hội được bà An rất quan tâm bởi những làn điệu đối đáp giữa hai tàu - là những chiếc thuyền rồng bằng gỗ không để hạ thủy mà trèo tượng trưng trên cạn.

PGS. TS Trần Thị An chia sẻ: "Lễ hội năm nay rất là thú vị, chính vì thế mà các cụ trước đây cứ 25 năm tổ chức một lần. Hôm nay tôi có trao đổi với người dân đám rước và thấy họ rất muốn tổ chức 5 năm một lần, tôi thấy đây là một khoảng thời gian hết sức hợp lý."

Trong hai ngày từ ngày 23 đến 24/2 (tức từ ngày 14 đến ngày 15 tháng Giêng âm lịch), lễ hội diễn ra với hai phần: phần lễ gồm các nghi thức: lễ rước, dâng hương, tế lễ. Phần hội gồm có chương trình nghệ thuật chào mừng và các hoạt động hát màn trống hội, múa rồng, lân, các trò chơi dân gian. 20 làn điệu, được chia thành các hình thức như: hát trình, hát thuyền và hát bỏ bộ được trình diễn trong dịp này.

20 làn điệu, được chia thành các hình thức như: hát trình, hát thuyền và hát bỏ bộ được trình diễn trong dịp này.

Hiện nay xã đang phối hợp với các nhà nghiên cứu và các đơn vị chức năng của huyện sưu tầm tài liệu, củng cố hồ sơ để đề nghị công nhận hát Chèo tàu là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Nguồn Hà Nội TV: https://hanoionline.vn/bao-ton-le-hoi-truyen-thong-cheo-tau-221500.htm