14 loài cầy quý hiếm, thú vị của Việt Nam: Có loài xuất hiện ở TP HCM

Họ Cầy (Viverridae) gồm những loài thú trông giống mèo nhưng có mõm nhọn, chủ yếu sống trên cây. Việt Nam là nơi cư trú của gần một nửa trong tổng số 33 loài cầy đã được ghi nhận.

Cầy gấm (Prionodon pardicolor). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 36-38 cm. Khu vực phân bố: Khắp Việt Nam, đã thu mẫu ở Lào Cai, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Gia Lai, Lâm Đồng. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: ZooChat.

Cầy giông (Viverra zibetha). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 77-79 cm. Khu vực phân bố: Ghi nhận ở các khu rừng được bảo vệ tốt từ Bắc vào Nam. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: Wikipedia.

Cầy giông sọc (Viverra megaspila). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 80-95 cm. Khu vực phân bố: Các tỉnh phía Nam, đã thu mẫu ở Đắk Lắk, Lâm Đồng, Tây Ninh, TP HCM, Kiên Giang. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Nguy cấp. Ảnh: BioLib.

Cầy giông Tây Nguyên (Viverra tainguyensis). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 77-79 cm. Khu vực phân bố: Loài mới phát hiện năm 1997, đã thu mẫu ở Lạng Sơn, Bắc Giang, Nghệ An, Gia Lai, Đắk Lắk, có thể phân bố rộng ở Việt Nam. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Sắp nguy cấp. Ảnh: Vncreatures.net.

Cầy hương (Viverricula indica). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 54-63 cm. Khu vực phân bố: Các tỉnh miền núi và trung du khắp cả nước. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: Thai National Parks.

Cầy lỏn (Herpestes javanicus). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 35-41 cm. Khu vực phân bố: Hầu khắp các khu rừng nguyên sinh, thứ sinh, trảng cỏ, cây bụi và vùng dân gần rừng từ Bắc vào Nam. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: iNaturalist.

Cầy mực (Arctictis binturong). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 60-95 cm. Khu vực phân bố: Có thể trước kia cầy mực phân bố rộng ở rừng trong toàn quốc, nhưng hiện nay chỉ còn ghi nhận ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Lai Châu. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Sắp nguy cấp. Ảnh: Parc Animalier des Pyréneés.

Cầy móc cua (Herpestes urva). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 44-48 cm. Khu vực phân bố: Sống gần nguồn nước, có mặt ở hầu khắp các khu rừng còn tốt và một vài khu vực rừng ven biển. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: ZooChat.

Cầy rái cá (Cynongale lowei). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 57-67 cm. Khu vực phân bố: Được phát hiện ở Bắc Kạn từ năm 1933, đến nay chưa có mẫu mới, có thể đã tuyệt chủng ở Việt Nam. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Nguy cấp. Ảnh: ZooChat.

Cầy tai trắng (Arctogalidia trivirgata). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 54-63 cm. Khu vực phân bố: Các vùng rừng núi cao trong toàn quốc, đã thu mẫu ở Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Hòa Bình (Mai Châu, Tu Lý), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Lâm Đồng. Ninh Thuận, Bình Thuận. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: Thai National Parks.

Cầy vòi hương (Paradoxurus hermaphroditus). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 48-70 cm. Khu vực phân bố: Có nhiều ở các tỉnh phía Nam, từ Phan Rang đến Kiên Giang. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: Thai National Parks.

Cầy vòi mốc (Paguma larvata). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 65-75 cm. Khu vực phân bố: Các tỉnh có rừng trên toàn quốc. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm. Ảnh: iNaturalist.

Cầy vằn Bắc (Chrotogale owstoni). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 47-57 cm. Khu vực phân bố: Các tỉnh miền núi khắp cả nước, đã thu mẫu ở Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hòa Bình, Gia Lai, Lâm Đồng. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Nguy cấp. Ảnh: Chester Zoo Science.

Cầy vằn Nam (Hemigalus derbyanus). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 46-53 cm. Khu vực phân bố: Chưa rõ, tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hungary có một mẫu số N.1100/48 sưu tầm tại Sài Gòn năm 1870. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Sắp bị đe dọa. Ảnh: Hugh Lansdown.

Mời quý độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/14-loai-cay-quy-hiem-thu-vi-cua-viet-nam-co-loai-xuat-hien-o-tp-hcm-1897872.html