Xe tăng Tiger: Sức mạnh thật hay chỉ là sản phẩm tuyên truyền?

Quân đội Đức Quốc xã đặc biệt yêu thích những chiếc xe tăng có kích cỡ khủng của họ; tuy nhiên những vũ khí đắt tiền này đã được đặt niềm tin quá mức và là một trong những vũ khí tồi tệ nhất trong cuộc chiến.

Theo truyền thống, sư tử là loài động vật thường được mệnh danh là “Chúa tể của rừng xanh”; theo một logic tương tự, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, xe tăng Tiger của Đức chắc chắn được tuyên bố là loại xe tăng "đáng sợ" nhất, xứng là "Vua", được sử dụng trong cuộc xung đột.

Rất nhiều "chính khách sa-lông", game thủ hay thậm chí là cả những đạo diễn phim đều thổi phồng khả năng của xe tăng Tiger do Đức quốc xã thiết kế, và đều cho rằng đây là loại xe tăng tốt nhất được sản xuất?

Sau chiến tranh, nhiều câu hỏi được đặt ra, liệu xe tăng Tiger, hay thậm chí là Tiger II, có thực sự giống theo những lời quảng cáo cường điệu của bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Đức quốc xã?

Theo các nhà sử học quân sự của cả hai phía Đông, Tây tìm hiểu sau chiến tranh, có một sự thật không thể chối cãi là Đức quốc xã không thể sản xuất nhiều xe tăng như vậy. Và nếu so sánh với số xe tăng của phe Đồng minh, thì số xe tăng của Đức quả là như "muối bỏ biển".

Theo con số thống kê chính xác sau chiến tranh, chỉ có 1.347 chiếc Tiger và chỉ 492 chiếc Tiger II được sản xuất. Phía Đồng minh chỉ riêng Mỹ đã sản xuất 50.000 xe tăng M4 Sherman và ấn tượng hơn là Liên Xô, đã sản xuất hơn 57.000 xe tăng T-34. Nếu so sánh về mặt số lượng, đủ sức đè bẹp nhiều lần xe tăng của Đức quốc xã.

Tuy nhiên, Tiger không phải là loại xe tăng tốt nhất. Tiger được đưa vào trang bị lần đầu tiên vào chiến đấu năm 1942, Tiger cũng không hoàn toàn phải là một thiết kế hiện đại; thậm chí tháp pháo không không sử dụng các lớp giáp nghiêng, mà thẳng đứng.

Điều tệ hai hơn nữa, chiếc xe tăng khổng lồ của Đức đã ngốn rất nhiều nhiên liệu và có phạm vi hoạt động hạn chế. Đối với một quốc gia đang tham gia trong một cuộc chiến tổng lực, rõ ràng Tiger không được thiết kế theo tiết kiệm, mà lẽ ra nó phải thực hiện.

Tiger và King Tiger cũng cực kỳ đắt tiền, giá mỗi chiếc Tiger II, có giá bằng hai chiếc xe tăng hạng trung Panther, nhưng không thực sự chứng minh được hiệu quả gấp đôi. Trên thực tế, Panther có lẽ là một chiếc xe tăng tốt hơn nhiều, khi lớp giáp nghiêng dày 80mm, cung cấp khả năng bảo vệ vượt trội so với lớp giáp phẳng 100mm của Tiger.

Một vấn đề lớn hơn là Tiger không được đánh giá cao về độ tin cậy trong hoạt động. Thay vào đó, nó thực sự là một chiếc xe tăng đắt tiền, được trang bị nhiều công nghệ mới, đến mức không thể sản xuất hàng loạt, và cũng bị hỏng rất nhiều.

Chỉ một số ít xe tăng Tiger sống sót sau Thế chiến II. Điều đó cũng giải thích tại sao hiện nay còn quá ít xe tăng Tiger, trong khi xe tăng T-34 của Liên Xô thậm chí hiện nay vẫn còn tham chiến tại chiến trường Syria, hoặc còn trong biên chế chiến đấu của một số quân đội.

Khi bắt đầu cuộc chiến xâm lược Liên Xô (Chiến dịch Barbarossa) vào năm 1941, quân Đức đã phải đối mặt với những loại xe tăng có tính năng rất hiện đại của Liên Xô khi đó, như xe tăng hạng trung T-34 và xe tăng hạng nặng KV.

Chính điều này đã thúc đẩy người Đức phát triển các loại xe tăng hạng trung và hạng nặng mới, đủ sức đương đầu với xe tăng Liên Xô. Nhưng người Đức lại bị mắc kẹt trong một vòng luẩn quẩn giữa thiết kế và trang bị những chiếc xe tăng lớn hơn, với lớp giáp dày hơn và pháo mạnh hơn, khi họ chiến đấu với Hồng quân ở Mặt trận phía Đông.

Để đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô, người Đức đã phát triển tăng hạng trung PzKpfw V Panther và xe tăng hạng nặng Tiger I. Quân Đức cũng trang bị một số pháo chống tăng sử dụng khung gầm của xe tăng Tiger, nhưng hiệu quả cực kỳ hạn chế.

Điều này đưa chúng ta đến câu hỏi mà nhiều người quan tâm: Tiger có phải là loại xe tăng huyền thoại hay không? Như với tất cả các loại xe tăng, câu trả lời là nó phụ thuộc vào ba chỉ số cho xe tăng: hỏa lực, giáp và khả năng cơ động; và như vậy, Tiger/Tiger II khá ấn tượng.

Tiger có lẽ tốt hơn đối thủ M-26 Pershing nặng tới 46 tấn đến từ Mỹ, chiếc M-26 nhẹ hơn và thép mỏng hơn. Nhưng Tiger II đấu với xe tăng IS-2 Stalin của Liên Xô, khi khẩu pháo 122 mm về mặt lý thuyết có thể xuyên thủng tháp pháo bọc thép dày của King Tiger ở cự ly đến 1.600m.

Nhưng một thống kê đáng chú ý nhất là trong khi Liên Xô sản xuất gần 3.900 chiếc IS-2, thì Đức chỉ chế tạo 492 chiếc Tiger II. Liên Xô đã chế tạo hơn 108.000 xe tăng, Mỹ là 80.000 xe tăng, thì ngành công nghiệp quốc phòng của Đức chỉ sản xuất được 500 Tiger II (biến thể mạnh nhất). Và Tiger dù có mạnh đến đâu, cũng không thể thay đổi kết quả của cuộc chiến. Nguồn ảnh: Warhistory.

Quá sợ hãi trước dàn xe tăng hùng hậu của Liên Xô và Mỹ, người Đức phải sáng chế ra khẩu súng chống tăng dùng một lần với tiêu chí rẻ tiền, dễ sản xuất và dễ sử dụng. Nguồn: USAM.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/xe-tang-tiger-suc-manh-that-hay-chi-la-san-pham-tuyen-truyen-1532429.html