Việt Nam tung tiền mặt để tăng tốc giải quyết nợ xấu

Trong bối cảnh nền kinh tế bị đe dọa bởi hạn hán và lợi nhuận từ dầu mỏ giảm, Việt Nam đang đẩy mạnh việc dọn dẹp hệ thống tài chính nhằm thúc đẩy các khoản vay.

Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) được thành lập để mua các khoản nợ xấu của các ngân hàng. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 7/6 tại Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng cho biết VAMC sẽ lần đầu tiên thực hiện việc mua nợ xấu bằng tiền mặt trong năm 2016. Việc mua bằng tiền mặt sẽ giúp đẩy nhanh quá trình giải quyết nợ xấu.

Mới đây, VAMC đã phát hành các trái phiếu đặc biệt để đổi lấy các khoản nợ xấu. Các ngân hàng có thể sử dụng loại trái phiếu này như các tài sản thế chấp để bảo đảm nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Việc sử dụng tiền mặt để xóa nợ sẽ giúp các ngân hàng có nguồn tài chính để thúc đẩy việc cho vay.

Chủ tịch VAMC - ông Nguyễn Quốc Hùng

Nhà kinh tế trưởng Alan Phạm của VinaCapital Group Ltd. đánh giá đây là một bước tiến quan trọng. Kết quả cuối cùng là để giải quyết vấn đề nợ xấu thay vì xoay vòng nó. Ông Alan Phạm nói: “Một khi bạn trả thị trường một cái giá và trả bằng tiền mặt, món nợ sẽ biến mất”.

Dọn dẹp ngân hàng

Việt Nam đã làm rất nhiều để dọn dẹp ngành ngân hàng kể từ năm 2012, khi các khoản vay tăng vọt và quản lý còn nhiều hạn chế khiến các khoản nợ xấu tăng vọt, nhiều giám đốc ngân hàng phải vào tù và thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh. Vào thời điểm đó, các khoản nợ xấu chiếm tới 17% các khoản nợ tại các ngân hàng. Năm 2013, chính phủ đã thành lập VAMC nhằm giải quyết vấn đề này.

Ông Hùng cho biết VAMC cũng có kế hoạch để giải quyết khoảng 30.000 tỷ đồng nợ xấu trong năm nay thông qua việc bán nợ và thế chấp. Cho tới thời điểm này, VAMC đã thu lại được 8.000 tỷ đồng.

Theo nhà kinh tế cấp cao Trinh Nguyen của Natixis Asia Ltd., cho rằng việc mua nợ xấu bằng tiền mặt sẽ giúp các ngân hàng giải quyết vấn đề thanh khoản và giảm tải nợ xấu. Chúng ta cần phải chờ đợi để xem quy mô của biện pháp này ra sao.

Ông Alan Phạm cho rằng VAMC hiện đang thiếu đi các nguồn lực và có thể cần sự trợ giúp tài chính từ chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để giải quyết được hết các khoản nợ xấu còn tồn động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Cho tới thời điểm này, VAMC đã nhận được lời đề nghị mua lại 17.000 tỷ đồng nợ xấu từ khoảng 10 ngân hàng. Ông Hùng cho biết VAMC đang làm việc với các ngân hàng để định giá lại các khoản nợ này.

Thúc đẩy tăng trưởng

Các ngân hàng đã phải dập khuôn khi cho các doanh nghiệp vay bởi vấn đề nợ xấu trong bối cảnh chính phủ Việt Nam muốn thúc đẩy tốc độ tăng trưởng GDP lên mức 6,7% trong năm 2016. Trong quý I/2016, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam đạt 5,5% - mức thấp nhất kể từ tháng 6/2014.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang hướng tới việc kiềm chế nợ xấy dưới mức 3% tổng số nợ. Vào tháng 4, Thống đốc Lê Minh Hùng đã cho phép VAMC mua bán các khoản nợ xấu theo giá thị trường.

Trong báo cáo tháng 4, Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng tiến độ trong việc củng cố ngành ngân hàng đang chậm lại. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu giảm lượng ngân hàng thương mại từ 34 xuống còn 15 vào năm 2017.

Giám đốc điều hành Christine Lagarde của WB nhận định rằng hệ thống ngân hàng của Việt Nam cần trở nên mạnh mẽ và bớt căng thẳng cố để mà các ngân hàng sẽ giúp thúc đẩy nền kinh tế.

Nguồn NDH: http://ndh.vn/viet-nam-tung-tien-mat-de-tang-toc-giai-quyet-no-xau-20160609125541495p145c153.news