Việt Nam chính thức có Viện Hàn lâm Y học

Trong các lĩnh vực khoa học thì Y học có lẽ là một trong những lĩnh vực có tác động trực tiếp đến chúng ta nhất vì nó liên quan đến sức khỏe của mỗi người. Mỗi thành tựu trong Y học dù lớn hay nhỏ cũng đều mang lại một giá trị nhất định cho đời sống và luôn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội cũng như cộng đồng khoa học. Vì vậy, việc thúc đẩy sự phát triển nguồn tri thức Y học cũng như nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu tại những quốc gia cho nền Y tế tiên tiến.

Trong các lĩnh vực khoa học thì Y học có lẽ là một trong những lĩnh vực có tác động trực tiếp đến chúng ta nhất vì nó liên quan đến sức khỏe của mỗi người. Mỗi thành tựu trong Y học dù lớn hay nhỏ cũng đều mang lại một giá trị nhất định cho đời sống và luôn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội cũng như cộng đồng khoa học. Vì vậy, việc thúc đẩy sự phát triển nguồn tri thức Y học cũng như nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực này luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu tại những quốc gia cho nền Y tế tiên tiến.

Một trong những cơ quan góp phần cho sự phát triển tri thức về Y học cho nhân loại, ngoài những Viện nghiên cứu, Trường đại học thì không thể không kể đến những Viện Hàn lâm, có thể điểm qua một số tên tuổi phổ biến mà thi thoảng chúng ta vẫn thường nghe tin một số nhà khoa học tại Việt Nam được vinh dự trở thành Viện sĩ như: Viện Hàn lâm Y học Anh Quốc; Viện Hàn lâm Y học Úc; Viện Hàn lâm Y học Quốc gia Pháp; Viện Hàn lâm Y học Quốc gia Hoa Kỳ.

Ngoài nghiên cứu chuyên sâu về Y học, vai trò truyền thống có từ thời cổ đại của các Viện hàn lâm trên thế giới đó là thúc đẩy việc phát triển tri thức thông qua các hoạt động tôn vinh, cụ thể là công nhận và kết nạp Viện sĩ - một danh hiệu vô cùng cao quý trong giới giới học thuật, chỉ được trao cho những người có đóng góp quan trọng và đáng kể trong lĩnh vực Y học.

Vai trò truyền thống có từ thời cổ đại của các Viện hàn lâm trên thế giới đó là thúc đẩy sự phát triển tri thức cho nhân loại thông quan hoạt động tôn vinh các nhà khoa học có những đóng góp to lớn và quan trọng.

Cùng với nỗ lực của toàn xã hội trong việc đưa nền Y học Việt Nam tiệm cận những chuẩn mực cao nhất của thế giới, thì việc có một Viện Hàn lâm Y học xứng tầm để thực hiện chức năng thúc đẩy sự phát triển tri thức và nghiên cứu chuyên sâu về Y học là điều rất cần thiết. Hiểu được điều đó, cùng với nỗi khát khao phát triển nền Y học nước nhà, bắt đầu từ năm 2020 một nhóm các nhà khoa học đã xây dựng đề án thành lập Viện hàn lâm Y học. Nhưng do tính chất phức tạp của đề án thì phải mất hai năm cho đến tận năm 2022 thì đề án mới được hoàn thành, và đến tháng 10/2023 thì đề án được chính thức đệ trình đến cơ quan có thẩm quyền xem xét. Trãi qua quá trình bảo vệ, thẩm định đầy khó khăn và thách thức, thì cuối cùng những sáng lập viên cũng thuyết phục được cơ quan có thẩm quyền, và ngày 05/12/2023 trong niềm vui to lớn dành cho Hội đồng sáng lập và toàn xã hội, Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh đã chính thức phê duyệt và ban hành Giấy chứng nhận hoạt động Khoa học Công nghệ Số 545/ĐK-KHCN, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã chính thức có Viện Hàn Lâm Y Học.

Logo chính thức của Viện Hàn Lâm Y Học bao gồm những họa tiết mang tính biểu tượng của học thuật với một phong cách mang đậm chất hàn lâm.

Vì là một tổ chức khoa học tư nhân không thuộc chính phủ, lãnh đạo Viện Hàn Lâm Y Học không phải do chính phủ chỉ định mà được bình chọn dựa trên kết quả bầu của Hội đồng Sáng lập với thành phần bao gồm nhiều nhà khoa học và nhà quản lý. Hiện tại, người đứng đầu Viện Hàn Lâm Y Học là Viện trưởng - Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo một nhà khoa học trẻ với nhiều thành tích xuất sắt trong học thuật và nghiên cứu đã nhận được sự tín nhiệm cao nhất của Hội đồng Sáng lập. Được biết, Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thảo cũng là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên trở thành Viện sĩ Viện Hàn lâm Trẻ Toàn cầu (Global Young Academy).

Viện Hàn Lâm Y Học có chức năng chính là nghiên cứu chuyên sâu về Y học, chủ yếu tập trung vào những lĩnh vực: y học dự phòng, bệnh mạn tính, chống lão hóa và kéo dài tuổi thọ và đây cũng là những đề tài nghiên cứu vô cùng hóc búa, đòi hỏi thời gian nghiên cứu rất dài, và cũng là mục tiêu khát khao chinh phục của giới khoa học trong suốt nhiều thập kỷ qua.

Nguồn ngân sách cho các hoạt động nghiên cứu sẽ được huy động từ nguồn của các doanh nghiệp, tổ chức, mạnh thường quân. Mỗi dự án nghiên cứu được hạch toán độc lập theo nguyên tắc minh bạch về tài chính.

Văn phòng trụ sở Viện Hàn Lâm Y Học tại Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, Viện Hàn Lâm Y Học sẽ phối hợp với những nhà khoa học hàng đầu cũng như tham vấn những chuyên gia từ các Viện hàn lâm quốc tế để dần hiện thực vai trò truyền thống của một Viện hàn lâm đó là cho ra đời danh hiệu Viện sĩ. Nếu việc này thành hiện thực, thì đó sẽ là lần đầu tiên tại Việt Nam có danh hiệu Viện sĩ Viện hàn lâm được thành lập theo pháp luật Việt Nam thay vì Viện hàn lâm nước ngoài, và cũng sẽ là thời điểm mà những nhà khoa học đã có những đóng góp to lớn cho ngành Y tế, Y học nước ta được xã hội ghi nhận và tôn vinh một cách tương xứng.

Sự kiện Việt Nam đã có Viện Hàn Lâm Y Học chỉ ngay sau thời điểm cả nước vừa trải qua đại dịch COVID với nhiều đau thương mất mát mang một ý nghĩa to lớn, cho thấy sự ưu tiên của các cấp chính quyền trong việc tạo điều kiện thuận lợi cao nhất cho hoạt động nghiên cứu khoa học đặc biệt trong lĩnh vực Y học nhằm mục tiêu nâng cao sức khỏe cho toàn dân, cũng như ghi nhận, tôn vinh những cá nhân có sự đóng góp to lớn cho nền Y học, và đây cũng là sứ mệnh cũng như hoài bảo của đội ngũ nhà khoa học tại . Đồng thời, sự kiện này cũng góp một phần nhỏ trong việc đưa nền Y học nước nhà tiến gần hơn đến những chuẩn mực cao nhất trên thế giới.

Nguồn Thái Nguyên: https://baothainguyen.vn/thong-tin-quang-cao/202403/viet-nam-chinh-thuc-co-vien-han-lam-y-hoc-58e076b/