Vỉa hè Hà Nội nhộn nhịp 'thay áo mới', nhiều chỗ gây khó cho người dân đi lại

Vào những tháng cuối năm, vỉa hè nhiều tuyến phố ở Hà Nội lại nhộn nhịp cảnh thi công, lát đá mới... Bên cạnh vẻ khang trang, sạch đẹp thì vẫn còn đó là ngổn ngang rác thải, vật liệu xây dựng khiến việc đi lại của người dân gặp không ít khó khăn.

Đến hẹn lại lên, cứ vào những tháng cuối năm, vỉa hè nhiều tuyến phố ở Thủ đô lại "nhộn nhịp" cảnh thi công, đào xới để "thay áo mới".

Đến hẹn lại lên, cứ vào những tháng cuối năm, vỉa hè nhiều tuyến phố ở Thủ đô lại "nhộn nhịp" cảnh thi công, đào xới để "thay áo mới".

Ngày 11/7, theo ghi nhận của Gia đình và Xã hội trên một số tuyến phố như Giảng Võ, Trần Thái Tông, Ô Chợ Dừa,... việc thi công, lát đá vỉa hè đang được diễn ra khẩn trương.

Ngày 11/7, theo ghi nhận của Gia đình và Xã hội trên một số tuyến phố như Giảng Võ, Trần Thái Tông, Ô Chợ Dừa,... việc thi công, lát đá vỉa hè đang được diễn ra khẩn trương.

Nhiều tuyến phố đã cơ bản hoàn thành lát đá mới, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều nơi việc thi công diễn ra dang dở, vật liệu xây dựng, rác thải chất đống trên vỉa hè, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân.

Nhiều tuyến phố đã cơ bản hoàn thành lát đá mới, tuy nhiên vẫn còn đó nhiều nơi việc thi công diễn ra dang dở, vật liệu xây dựng, rác thải chất đống trên vỉa hè, ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại của người dân.

Vỉa hè phố Giảng Võ được công nhân hối hả thi công từ đầu tháng 10, theo ghi nhận, đến nay việc lát đá mới trên tuyến phố này phần lớn đã đã hoàn thành.

Vỉa hè phố Giảng Võ được công nhân hối hả thi công từ đầu tháng 10, theo ghi nhận, đến nay việc lát đá mới trên tuyến phố này phần lớn đã đã hoàn thành.

Bên cạnh đó, vẫn còn một vài nơi dở dang, nguyên vật liệu chất đống trên vỉa hè và dưới lòng đường.

Bên cạnh đó, vẫn còn một vài nơi dở dang, nguyên vật liệu chất đống trên vỉa hè và dưới lòng đường.

Đoạn vỉa hè phố Giảng Võ cạnh khách sạn Pullman chưa được hoàn thành, ngổn ngang gạch, đá và rác thải.

Đoạn vỉa hè phố Giảng Võ cạnh khách sạn Pullman chưa được hoàn thành, ngổn ngang gạch, đá và rác thải.

Tương tự, tại phố Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội), nhiều đoạn vỉa hè cũng đang được san lại cốt nền, đổ bê tông để chuẩn bị lát đá mới.

Tương tự, tại phố Trần Thái Tông (Cầu Giấy, Hà Nội), nhiều đoạn vỉa hè cũng đang được san lại cốt nền, đổ bê tông để chuẩn bị lát đá mới.

Nhiều đoạn vỉa hè chưa thi công, nham nhở đất đá khiến người dân phải đi bộ dưới lòng đường.

Nhiều đoạn vỉa hè chưa thi công, nham nhở đất đá khiến người dân phải đi bộ dưới lòng đường.

"Việc thi công, chỉnh trang vỉa hè là cần thiết, thế nhưng theo tôi cũng cần phải có kế hoạch cụ thể, ngày nào cũng phải đi trên vỉa hè đầy bùn, đất cực kỳ khó khăn, chỉ mong việc lát đá mới sớm hoàn thiện để không ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân", chị Hà Nhi (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.

"Việc thi công, chỉnh trang vỉa hè là cần thiết, thế nhưng theo tôi cũng cần phải có kế hoạch cụ thể, ngày nào cũng phải đi trên vỉa hè đầy bùn, đất cực kỳ khó khăn, chỉ mong việc lát đá mới sớm hoàn thiện để không ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân", chị Hà Nhi (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ.

Vỉa hè đoạn phố Trần Thái Tông tiếp giáp với Phạm Văn Bạch trong thời gian "nằm chờ" được lát gạch mới đã bị chiếm dụng làm nơi tập kết vật liệu xây dựng, rác thải.

Vỉa hè đoạn phố Trần Thái Tông tiếp giáp với Phạm Văn Bạch trong thời gian "nằm chờ" được lát gạch mới đã bị chiếm dụng làm nơi tập kết vật liệu xây dựng, rác thải.

Nhiều người dân nêu ý kiến thắc mắc rằng cứ vào khoảng 3 tháng cuối năm là thấy các tuyến phố ở Hà Nội cấp tập đào xới, thay đá vỉa hè, tu sửa mặt đường. Trong khi đó nhiều tháng còn lại trong năm họ không thấy các đơn vị triển khai thi công.

Nhiều người dân nêu ý kiến thắc mắc rằng cứ vào khoảng 3 tháng cuối năm là thấy các tuyến phố ở Hà Nội cấp tập đào xới, thay đá vỉa hè, tu sửa mặt đường. Trong khi đó nhiều tháng còn lại trong năm họ không thấy các đơn vị triển khai thi công.

Năm 2016, Hà Nội ban hành quy định mới về cải tạo hè phố. Theo đó, TP Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, vỉa hè của hơn 900 tuyến đường tại 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững với tuổi thọ lên đến 70 năm.

Năm 2016, Hà Nội ban hành quy định mới về cải tạo hè phố. Theo đó, TP Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2020, vỉa hè của hơn 900 tuyến đường tại 12 quận nội thành được thay thế từ gạch truyền thống sang đá tự nhiên có kết cấu bền vững với tuổi thọ lên đến 70 năm.

Tình trạng xuống cấp, nứt vỡ đá lát vỉa hè chỉ một thời gian sau khi hoàn thành xuất hiện tại nhiều tuyến phố khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi về chất lượng thi công, độ bền của đá lát và trách nhiệm của chủ đầu tư là UBND các quận.

Tình trạng xuống cấp, nứt vỡ đá lát vỉa hè chỉ một thời gian sau khi hoàn thành xuất hiện tại nhiều tuyến phố khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi về chất lượng thi công, độ bền của đá lát và trách nhiệm của chủ đầu tư là UBND các quận.

Gần đây, cử tri quận Đống Đa và cử tri quận Thanh Xuân tiếp tục đặt câu hỏi xung quanh việc những năm qua, thành phố đầu tư cải tạo vỉa hè bằng những vật liệu siêu bền nhưng qua một thời gian ngắn đã vỡ, hỏng; đồng thời đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét, đánh giá lại, có giải pháp nâng cao hiệu quả việc lát đá vỉa hè, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm (nếu có).

Gần đây, cử tri quận Đống Đa và cử tri quận Thanh Xuân tiếp tục đặt câu hỏi xung quanh việc những năm qua, thành phố đầu tư cải tạo vỉa hè bằng những vật liệu siêu bền nhưng qua một thời gian ngắn đã vỡ, hỏng; đồng thời đề nghị UBND TP Hà Nội xem xét, đánh giá lại, có giải pháp nâng cao hiệu quả việc lát đá vỉa hè, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm (nếu có).

Trung Sơn

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/via-he-ha-noi-nhon-nhip-thay-ao-moi-nhieu-cho-gay-kho-cho-nguoi-dan-di-lai-172231107170924163.htm