Vì sao Trung Quốc đẩy mạnh phát triển tàu công nghệ cao?

Những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh phát triển tàu công nghệ cao nhằm thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và củng cố vị thế trong trên thế giới.

Ngày 26/2, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đăng tải báo cáo mới về tàu Zhu Hai Yun của Trung Quốc. Nội thất được trang bị các thiết bị theo dõi và giám sát tiên tiến, nhằm vạch ra một lộ trình thăm dò khu vực xung quan bán đảo Đài Loan (Trung Quốc).

Theo mô tả, Zhu Hai Yun được ví là “tàu sân bay không người lái”, do Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc và thuộc sở hữu của Phòng thí nghiệm Khoa học và Kỹ thuật Hàng hải Miền Nam Quảng Đông (Chu Hải) – còn có tên gọi khác là “Phòng thí nghiệm Nam Đại Dương”.

Tàu Zhu Han Yun của Trung Quốc. (Ảnh: China Daily)

Con tàu có khả năng điều khiển từ xa và tự điều hướng trong vùng nước mở và bắt đầu được đưa vào sử dụng từ ngày 12/1/2024, hãng tin Global Times thông tin.

Tàu Zhu Hai Yun chỉ là một ví dụ về ngành đóng tàu công nghệ cao đang được Trung Quốc chú trọng.

Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu

Bắc Kinh đã tăng cường sử dụng các tàu công nghệ cao ở Ấn Độ Dương với lý do thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu. Vào tháng 10/2023, tranh cãi nổ ra sau khi tàu nghiên cứu Shi Yan 6 của Trung Quốc cập cảng Colombo của Sri Lanka. Các chuyên gia Ấn Độ khi ấy đã phản đối hành động này và cho rằng các tàu như Shi Yan 6 có liên hệ với quân đội Trung Quốc.

Lên tiếng về vấn đề này, Wang Wenbin, một nhà phân tích thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 6/2 cho biết: “Các hoạt động nghiên cứu khoa học của Trung Quốc ở các vùng biển liên quan là vì mục đích hòa bình và nhằm góp phần nâng cao hiểu biết của nhân loại về đại dương. Các hoạt động này tuân thủ nghiêm ngặt các điều khoản của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển”.

Tuy nhiên, báo cáo của CSIS cho rằng hoạt động trên là một phần “chiến dịch gây áp lực trên mọi lĩnh vực” của Trung Quốc đối với Đài Loan.

Christopher Sharman, giám đốc Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ, chia sẻ: “Đây có thể là một công cụ Trung Quốc đang sử dụng trong một chiến dịch có thể coi là gây áp lực toàn diện lên Đài Loan”.

Báo cáo của CSIS nói thêm rằng tàu nghiên cứu Zhu Hai Yun cũng có liên hệ với quân đội Bắc Kinh. "Các hồ sơ chỉ ra rằng Zhu Hai Yun được chế tạo bởi Viện Nghiên cứu 704, một công ty con của nhà thầu quốc phòng lớn thuộc sở hữu nhà nước Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc”, báo cáo của CISI chỉ ra.

Báo cáo cho biết thêm, tàu Zhu Hai Yun, được trang bị thiết bị theo dõi và giám sát tiên tiến, đã tiến hành một hành trình dọc theo bờ biển Đài Loan, đã tham gia vào các hoạt động gây áp lực và thăm dò xung quanh khu vực bán đảo.

Đáng chú ý, khi tới khu vực gần bờ biển phía Bắc Đài Loan, tàu đã giảm tốc độ đáng kể. Theo CISI, động thái này để tàu thực hiện hoạt động nghiên cứu, thăm dò. Hơn nữa, con tàu đã tiến vào khu vực tiếp giáp Đài Loan, cách bờ biển 24 hải lý và có vẻ đã tiến vào khu vực nhạy cảm, báo cáo cho biết thêm.

“Dữ liệu được truy cập từ nền tảng tình báo Windward tiết lộ rằng, ngoài Zhu Hai Yun, chỉ có hai tàu nghiên cứu khác của Trung Quốc hoạt động dọc theo bờ biển phía đông của Đài Loan từ năm 2015 với mục đích thăm dò. Chỉ một trong số những con tàu đó, hoạt động vào năm 2021, đã đi vòng quanh Đài Loan theo tuyến đường tương tự như của Zhu Hai Yun nhưng không tiến gần đến hòn đảo này”, báo cáo lưu ý.

Vươn lên trong ngành đóng tàu

Trao đổi với SCMP, ông Wang Qihong, Giám đốc Viện Nghiên cứu 725 của Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc, nhận định dù Bắc Kinh tiếp tục duy trì lợi thế tổng thể trên thị trường đóng tàu thế giới nhưng sự phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ và đóng tàu tiên tiến, đặc biệt là công nghệ vật liệu mới, vẫn tụt hậu so với các nước phát triển.

Khoảng cách này đã làm giảm đáng kể năng lực đóng tàu và khả năng cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc.

“Trung Quốc về cơ bản có thể tự cung cấp thiết bị kỹ thuật hàng hải nói chung và hỗ trợ vật chất cho các tàu chính thống, nhưng vẫn còn khoảng cách lớn trong nghiên cứu cơ bản về vật liệu tiên tiến cho các tàu có giá trị cao và trong điều kiện làm việc khắc nghiệt”, ông Wang cho biết,đề cập đến các tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), tàu du lịch lớn và tàu nghiên cứu vùng cực.

Trung Quốc đang tìm cách vươn lên trong ngành đóng tau. (Ảnh: Getty)

Hồi tháng 2/2024, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Hiệp hội Công nghiệp Đóng tàu Quốc gia Trung Quốcchỉ ra, Trung Quốc hiện vẫn chưa thể sản xuất 5 bộ phận chính cho những con tàu chứa LNG ở nhiệt độ cực thấp.

Trong khi các nguyên liệu và công nghệ chủ chốt chủ yếu nằm trong tay các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu, Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào nhập khẩu.

Theo đó, ông Wang lưu ý, các vấn đề này đều nằm trong quy trình kỹ thuật. Ông Wang cho biết việc thiếu nghiên cứu cơ bản, cùng với nguồn vốn đàu tư thấp và không ổn định, cũng như những khó khăn khác đang gây bất lợi cho sự phát triển trong lĩnh vực nghiên cứu vật liệu.

Để giải quyết các vấn đề liên quan đến nghiên cứu cơ bản về tàu và vật liệu hàng hải, ông Wang kêu gọi tổ chức nhiều cuộc trình diễn quy mô hơn nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong khi vẫn “tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng tàu và vật liệu hàng hải mới”.

Nỗ lực này nhằm đưa Trung Quốc vươn lên trong cuộc đua đóng tàu toàn cầu. Năm ngoái, Trung Quốc đã củng cố vị thế là quốc gia thống trị trong ngành đóng tàu khi chiếm 50,2% khối lượng hoàn thành của thế giới, 66,6% đơn đặt hàng mới và 55% đơn đặt hàng tồn đọng, đẩy thị phần của quốc gia này lên mức cao lịch sử.

Kông Anh

Nguồn VTC: https://vtcnews.vn/vi-sao-trung-quoc-day-manh-phat-trien-tau-cong-nghe-cao-ar858605.html