Vì sao nữ hoàng Cleopatra và người tình tự tử?

Nổi tiếng với tài năng quân sự và các liên minh khôn khéo, Nữ hoàng Cleopatra là Pharaoh cầm quyền cuối cùng của Ai Cập.

Nổi tiếng với tài năng quân sự và các liên minh khôn khéo, Nữ hoàng Cleopatra là Pharaoh cầm quyền cuối cùng của Ai Cập.

Cleopatra lên ngôi trị vì Ai Cập cùng với em trai của bà, Ptolemy XIII, sau cái chết của cha họ vào năm 51 TCN.

Khi cuộc nội chiến nổ ra giữa hai chị em, Cleopatra đã tự liên minh với tướng Julius Caesar của La Mã, người bị quyến rũ bởi vẻ đẹp và trí thông minh của bà. Khi Ptolemy bị đánh bại, ban đầu Cleopatra đồng cai trị với Ptolemy XIV và sau đó là với con trai mình, nhưng trên thực tế bà là vị quân chủ duy nhất của Ai Cập.

Ảnh minh họa. Nguồn: BBC.

Sau vụ ám sát Julius vào năm 44 TCN, Cleopatra đã hình thành mối quan hệ chính trị và tình ái với Mark Antony, một trong ba quan chấp chính lãnh đạo La Mã cùng với Octavian và (Marcus Aemilius) Lepidus. Khi những người đứng đầu La Mã tranh giành quyền lực, Octavian tuyên chiến với Antony và Cleopatra.

Bị đánh bại trong trận chiến tại Actium năm 31 TCN, Cleopatra và Antony chạy trốn tới Ai Cập, nơi họ bị bao vây, và khi đối mặt với nguy cơ bị bắt giữ và làm nhục, cả hai đã tự sát.

Cột mốc:

Trở thành nữ hoàng: Sau khi vua cha Ptolemy XII băng hà, bà trở thành nữ hoàng Ai Cập vào năm 51 TCN. Đồng cai trị với em trai Ptolemy XIII.

Liên minh với Caesar: Bị trục xuất năm 49 TCN. Trở thành nữ hoàng một lần nữa sau khi quyến rũ Caesar để đánh bại Ptolemy XIII trong cuộc chiến năm 48 TCN.

Quân chủ duy nhất: Ám sát người đồng cai trị Ptolemy XIV. Đưa người con trai còn nhỏ của mình lên thay thế; lúc này Cleopatra trở thành quân chủ duy nhất vào năm 44 TCN.

Được suy tôn là nữ thần: Năm 34 TCN, sau chiến dịch quân sự thành công, Cleopatra và Mark Antony được suy tôn như những vị thần.

DK/Đông A - NXB Dân Trí

Nguồn Znews: https://znews.vn/vi-sao-nu-hoang-cleopatra-va-nguoi-tinh-tu-tu-post1466593.html