Vì sao kẻ trộm 'cáp vàng' cũng không đánh cắp tiền xu trong cổ mộ?

Những kẻ trộm mộ thời phong kiến thường đào trộm mộ để đánh cắp kho báu tùy táng giá trị. Thế nhưng, chúng tuyệt đối không lấy tiền xu trong quan tài.

Thời cổ đại, lăng mộ của hoàng đế, vương tôn quý tộc, quan lại, thương nhân giàu có... trở thành mục tiêu của những kẻ trộm mộ. Nguyên do là bởi những người này thường được tùy táng cùng vô số vàng bạc, châu báu và nhiều cổ vật quý giá khác.

Do vậy, mộ tặc muốn đào trộm mộ để đánh cắp kho báu tùy táng nhằm có tiền tiêu xài, thậm chí "đổi đời" chỉ sau một đêm.

Giới trộm mộ có một số quy tắc bất thành văn, bao gồm những việc tuyệt đối không được làm. Trong số này có việc mộ tặc nhất quyết không lấy tiền xu trong quan tài của người quá cố.

Điều này khiến nhiều người không khỏi tò mò vì sao mộ tặc không lấy tiền xu như những món đồ tùy táng khác.

Trước câu hỏi này, các nhà nghiên cứu cho rằng, những kẻ trộm mộ không lấy tiền xu trong quan tài là vì đó là tiền mãi lộ, mua nước, qua cầu.

Sau khi một người qua đời, những người thân trong gia đình thường để một ít tiền xu vào trong quan tài. Theo quan niệm của người xưa, số tiền này sẽ được người quá cố sử dụng để trả phí đi đường, mua nước...

Dù người chết xuất thân từ tầng lớp giàu có hay nghèo khổ thì gia đình đều đặt vào trong quan tài những đồng tiền xu để người quá cố thuận lợi sang thế giới bên kia.

Những kẻ trộm mộ dù tham lam đồ tùy táng nhưng cũng còn một chút lương tâm, không lấy những đồng tiền xu trong quan tài để người quá cố sang thế giới bên kia, không tìm họ trả thù.

Thêm nữa, số tiền xu trong quan tài dù trộm mộ có lấy thì cũng không dùng được. Nguyên do là bởi mỗi một triều đại đều cho lưu hành những loại tiền khác nhau. Vào thời phong kiến, không có nhiều người có sở thích sưu tầm tiền cổ. Vậy nên, mộ tặc có lấy cũng không đem lại lợi ích gì.

Lý do cuối cùng là tiền xu không có giá trị cao nên mộ tặc không lấy khi trộm mộ. Thay vào đó, chúng lấy những đồ tùy táng giá trị khác rồi đem bán lấy tiền trang trải cuộc sống.

Mời độc giả xem video: Chiếc chén pha lê trong mộ cổ 1.000 năm: “Xuyên không” là có thật?

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-ke-trom-cap-vang-cung-khong-danh-cap-tien-xu-trong-co-mo-1932790.html