Vì sao các Sếp quay lại giảng đường?

Câu chuyện về các CEO, nhà quản lý quay trở lại giảng đường đang khiến nhiều người tò mò bởi thời gian là 'vàng', điều gì khiến họ bỏ ra cả đống 'vàng' đầu tư cho một khóa học như vậy?

Trường học là nơi tuyệt vời để hệ thống hóa tư duy

Để thành công trong môi trường hội nhập đầy tính cạnh tranh như hiện nay, kiến thức chuyên môn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, khi đã lên làm lãnh đạo, yếu tố này chỉ còn là một phần của công việc. Thực tế đã minh chứng, có những người chuyên môn rất giỏi nhưng lại chưa thật sự là một người “sếp” tuyệt vời.

Đó là bởi khi làm nhân viên, mục tiêu nghề nghiệp chỉ là hiệu quả công việc của cá nhân. Thế nhưng khi đã ngồi vào ghế quản lý, lãnh đạo là người phải biết cách khích lệ, động viên tinh thần làm việc cho cấp dưới và định hướng chiến lược phát triển cho công ty. Vì vậy, không ai mới đi làm, kinh nghiệm chỉ là con số 0 mà được bổ nhiệm ngay làm sếp; tuy nhiên, không phải cứ có nhiều kinh nghiệm là có thể làm lãnh đạo.

Lãnh đạo cần biết định hướng chiến lược cho công ty cũng như khai phá tiềm năng cấp dưới

Theo nhận định của các chuyên gia, một nhà lãnh đạo tài năng ngoài năng khiếu bẩm sinh cần có một quá trình học tập có định hướng. Học ở đây được hiểu theo nghĩa rất rộng, đó có thể là tham khảo qua sách báo, Internet, học hỏi kỹ năng quản lý từ cấp trên và từ những nhà quản lý giỏi khác. Tuy nhiên cách học được nhiều quản lý cấp cao lựa chọn hiện nay lại vô cùng truyền thống, đó là đến trường.

Trước khi trở thành giám đốc kiểm toán của KPMG Việt Nam, anh Nguyễn Minh Hiếu từng có nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại đây trong các vai trò thực tập sinh, nhân viên, trợ lý kiểm toán, phó phòng, trưởng phòng, trưởng phòng cao cấp… Có những bước phát triển chắc chắn trong nghề nghiệp như vậy nhưng khi lên bậc thang lãnh đạo 8/9 tại KPMG, anh Hiếu thừa nhận đó là thời điểm anh cảm thấy mình cần phải tiếp tục đi học.

“Trở thành lãnh đạo, phải quản trị một nhóm khách hàng lớn, quản lý nhân viên cấp dưới, đồng thời ra nhiều quyết định quan trọng trong công ty thì kinh nghiệm mình tự tích lũy là không đủ. Kiến thức có thể đến từ nhiều nơi, tuy nhiên trường học sẽ nơi tuyệt vời giúp bạn hệ thống hóa tư duy quản trị, nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề và có thêm kinh nghiệm thực tế từ chia sẻ của các chuyên gia, bạn học”.

Nguyễn Minh Hiếu - Giám đốc kiểm toán KPMG

Chia sẻ kinh nghiệm, kết nối quan hệ

Thời gian với những học viên “siêu bận” này được ví như vàng, bởi vậy chỉ có những chương trình đào tạo thật sự giải quyết được những vấn đề mà một nhà quản lý còn vướng mắc mới đủ sức lôi kéo họ tới lớp. Đáp án có thể nằm ở những kiến thức mới trong kinh doanh, quản trị nhân lực, tài chính, công nghệ, marketing… hay những mối quan hệ, những trải nghiệm quốc tế hữu ích.

Sau nhiều năm khảo sát các chương trình đào tạo sau đại học, anh Hiếu quyết định lựa chọn chương trình EMBA của Đại học RMIT. Đây đang là khóa học “dành riêng cho sếp” hội tụ được nhiều quản lý từ các tổ chức, tập đoàn lớn như Nielsen, HSBC, ANZ… Không chỉ là những kiến thức về môi trường kinh doanh trong nước, chương trình đào tạo còn liên tục cập nhật kiến thức quốc tế và hoàn toàn do giảng viên nước ngoài giảng dạy.

“Cùng học với tôi đều là những nhân vật đứng mũi chịu sào của các doanh nghiệp mà những bí mật, những bài học xương máu để đi đến thành công của họ không phải ở đâu bạn cũng được nghe giãi bày. Thầy giáo chỉ cho mình cách thức, còn bạn học sẽ cho mình kinh nghiệm của họ” – anh Hiếu chia sẻ thêm về điểm cộng của chương trình EMBA.

Ông David Robinson, Trưởng khoa các chương trình sau Đại học của RMIT chia sẻ, EMBA là khóa học dành riêng cho các nhà quản lý đã có nhiều năm kinh nghiệm nên đòi hỏi phải mang tính thực tiễn cao để giúp học viên nâng cao hơn nữa kỹ năng lãnh đạo, năng lực giải quyết vấn đề và đưa ra những quyết định chiến lược.

Với đội ngũ sinh viên và giảng viên đến từ hơn 20 quốc gia, làm việc trong hơn 22 lĩnh vực khác nhau, RMIT mang đến môi trường giáo dục quốc tế tại Việt Nam cho các học viên. Chỉ trong vòng bốn tháng sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ tại RMIT, 83% số sinh viên đã có được công việc như mong muốn. Một vài trong số họ dù đang giữ những vị trí cao trong tổ chức của mình nhưng chia sẻ rằng khóa học đã truyền cảm hứng khởi nghiệp cho họ sau khi tốt nghiệp.

Sau 13 năm triển khai tại TP. HCM, tháng 11/2016 tới đây, Đại học RMIT Việt Nam sẽ ra mắt chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (Cấp quản lý) (EMBA) tại Hà Nội, nhập học trong tháng 2/2017.

Chương trình được thiết kế để đáp ứng nhu cầu nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cấp quản lý thông qua các bài tập thực tế được đúc kết từ chính các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Để tốt nghiệp, học viên cần hoàn thành 12 môn học chính như: Tư duy thiết kế trong kinh doanh, Lãnh đạo và Quản trị nhân lực, Kế toán trong các quyết định chiến lược, lập chiến lược kinh doanh, Tham quan học tập tại nước ngoài… Tìm hiểu thêm về Hội thảo các Chương trình Thạc sĩ tại Hà Nội và TP. HCM của Đại học RMIT tại: http://bit.ly/RMITVN_HoiThaoThacSi

Thúy Ngà

Nguồn VietnamNet: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/335805/vi-sao-cac-sep-quay-lai-giang-duong.html