Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?

Nhiều người nhận thấy việc nhịn ăn một hoặc hai giờ trước khi đi ngủ khiến chúng ta bớt đói vào buổi sáng nhưng nếu ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ càng thấy đói khi ngủ dậy. Thực ra, hiện tượng có vẻ kỳ lạ này là có lý do.

Vì sao ăn càng no càng nhanh đói?

Theo NDTV, có hai lý do chính khiến chúng ta thường cảm thấy đói vào buổi sáng sau khi ăn no vào tối hôm trước.

Đầu tiên là dạ dày đã trống rỗng sau một đêm dài. Nếu một người ăn quá nhiều vào đêm hôm trước và dạ dày vẫn còn đầy trước khi đi ngủ, hệ thống tiêu hóa của cơ thể sẽ tiếp tục làm việc chăm chỉ để tiêu hóa thức ăn. Đến sáng hôm sau, dạ dày gần như trống rỗng. Làm cho dạ dày từ trạng thái trương to chuyển sang trạng thái co lại, tương tự như quả bóng xì hơi, "cảm giác đói" sau khi rỗng sẽ rõ ràng hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguyên do thứ hai là sau khi một người khỏe mạnh ăn, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, cơ thể sẽ tiết ra insulin giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời đưa lượng đường dư thừa trong máu đến gan để tổng hợp glycogen hoặc chất béo.

Nếu trước khi đi ngủ bạn ăn quá no, đặc biệt là đồ ăn nhiều đường, nhiều chất béo thì sáng hôm sau khi ngủ dậy cảm giác đói sẽ rõ ràng hơn. Vì loại thực phẩm này lâu ngày sẽ khiến insulin tiết ra quá nhiều, lấy đi nhiều đường trong máu của cơ thể, thậm chí có thể gây hạ đường huyết vào buổi sáng.

Trên thực tế, giấc ngủ cần rất ít năng lượng và việc đi ngủ sau khi ăn quá nhiều có khả năng khiến cơ thể tích trữ thêm calo dưới dạng chất béo thay vì sử dụng nó làm nhiên liệu. Nếu trong dạ dày không có thức ăn để tiêu hóa thì năng lượng sẽ được lấy từ chất béo để duy trì nhu cầu của cơ thể, luôn ở trạng thái cân bằng, cảm giác đói sẽ không còn dữ dội vào ngày hôm sau khi thức dậy.

Những thực phẩm cần tránh ăn trước khi ngủ

Trong trường hợp, cơ thể quá đói và cần phải ăn gì đó vào tối muộn, hãy lựa chọn ăn nhẹ với những thực phẩm lành mạnh, dễ tiêu hóa như rau, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, sữa chua nguyên chất.

Một số loại thực phẩm không lành mạnh, khó tiêu, gây khó ngủ như đồ uống chứa chất kích thích, thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường, thức ăn chua cay, nhiều axit... đều cần được tránh ăn trước khi ngủ.

Ngũ cốc

Theo Fox News, yến mạch hay ngũ cốc chứa một lượng lớn đường tinh luyện và carbohydrate có hại cho sức khỏe. Ăn ngũ cốc trước khi ngủ khiến cơ thể không có đủ thời gian để tiêu hóa có thể gây khó tiêu, ợ nóng và ợ hơi làm khó ngủ.

Thay vào đó, có thể uống ngũ cốc nguyên hạt có lượng đường thấp để chống lại cơn đói mà không ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mì là thực phẩm cơ bản trong bữa ăn, giống như cơm, bún, phở... Nhiều người khi quá đói vào ban đêm thường ăn mì vì tính tiện lợi song đây không phải là thực phẩm lý tưởng để ăn trước khi ngủ.

Mì chứa nhiều carbohydrate, sau khi ăn sẽ chuyển thành chất béo gây đầy bụng, béo phì. Ngoài ra, hầu hết các loại mì ống khiến cơ thể có chỉ số đường huyết cao, giấc ngủ không ngon, dễ thức giấc giữa chừng.

Pizza

Ăn pizza trước khi ngủ khiến dạ dày phải co bóp mạnh, bụng không được nghỉ ngơi gây ợ nóng, khó tiêu và béo phì.

Thức ăn cay

Ăn thức ăn cay có thể gây ra chứng ợ nóng và trào ngược axit, có thể cản trở giấc ngủ vì người ăn cảm thấy khó chịu khi nằm xuống .

Các nhà nghiên cứu tin rằng, capsaicin, một hợp chất được tìm thấy trong thức ăn cay, có thể là một trong những thủ phạm gây ra những rắc rối cho giấc ngủ. Khi con người trở mình vào ban đêm, nhiệt độ bên trong cơ thể phải giảm xuống một cách tự nhiên. Nhưng capsaicin được cho là làm tăng nhiệt độ cơ thể bên trong, gây cản trở giấc ngủ.

Kem

Kem chứa nhiều chất béo, đường và carbohydrate kích thích não bộ gây khó ngủ. Ăn thực phẩm nhiều đường trước khi đi ngủ còn gây ra ác mộng khiến nhiều người mệt mỏi khi tỉnh dậy.

Phương Anh

Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/vi-sao-an-nhieu-truoc-khi-ngu-lai-thay-doi-hon-vao-sang-som-d198777.html