Vệ sinh môi trường chợ, trong khối dân cư

Phường Hưng Dũng thành phố Vinh (Nghệ An) có chợ phía đầu đường Tuệ Tĩnh, cuối đường Đinh Lễ - nằm trong khuôn viên của khối Trung Hưng. Bề thế rộng rãi, chợ lớn nhất nhì trong thành phố. Chợ được khánh thành từ năm 2000. Nhà tôi ở gần, nên khi mới cưới, tôi rất lo sự hỗn tạp vì mua bán ồn ào, bẩn thỉu, nơi sẽ gây ra những mầm mống dịch bệnh cho mọi gia đình gần chợ.

UBND phường đã cử một Ban quản lý đầy trách nhiệm, các cán bộ nhân viên của chợ nhiệt tình, trong đó hơn một nửa là CCB - vui vẻ phục vụ khách hàng. Ngoài việc để đảm bảo ngân sách thu đúng, thu đủ, an toàn mọi mặt, trong đó có mặt vệ sinh môi trường luôn được đảm bảo. Bởi vậy gần 25 năm nay thu hút được khách hàng đến chợ kinh doanh mua bán đông đúc.

Tác giả Đặng Sỹ Ngọc.

Chị Loan là người được phân công phục vụ khu vực nhà vệ sinh trong chợ. Chỉ là vợ của một CCB thương binh. Xuất thân từ gia đình sản xuất nông nghiệp. Để chuyển hướng ngành nghề từ thôn xóm trở thành khối phố, phù hợp với việc Trung ương nâng cấp thành phố lên đô thị loại I. Chị Loan hiểu sự quan tâm chuyển nghề của chính quyền với bản thân nên chị đã biết ơn bằng công việc hàng ngày được tốt, là người giữ vệ sinh môi trường cho khu vực chợ luôn được sạch sẽ vui vẻ quét dọn xối rửa sáng chiều. Chị còn rủ gia đình em trai ký hợp đồng thu gom rác ở chợ. Công việc nghe nói tưởng như nhẹ nhàng, ai cũng làm được. Những thực tế việc làm vất vả, hôi hám, nhọc nhằn. Mỗi ngày trung bình gia đình người em phải gom chừng 20 xe đầy rác từ tất cả các quầy hàng, góc chợ xả ra. Chăm chỉ sáng chiều, tối đến hợp đồng với công ty môi trường thành phố mang đi xử lý nơi quy định, nên chợ lúc nào cũng sạch. Bởi vậy, bà con đến chợ mua bán, chưa thấy ai kêu ca phàn nàn về vệ sinh môi trường. Khách hàng còn yêu mến, động viên, giúp đỡ những nhân viên vệ sinh.

Ảnh do tác giả cung cấp.

Cán bộ khối Trung Hưng mỗi lần họp dân cũng luôn nhắc nhở bà con sống quanh khu vực chợ phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, tự giác và hợp tác chặt chẽ với ban quản lý chợ cùng các nhân viên thu gom rác của công ty môi trường, các đồng chí Bí thư Chi bộ, khối trưởng và các chi hội trưởng, các đoàn thể như CCB, phụ nữ, người cao tuổi và đoàn thanh niên. Mỗi bộ phận phải có trách nhiệm đi đầu phát động công tác giữ gìn vệ sinh nhằm bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Khối còn mua sẵn hàng chục thùng đựng rác đúng kiểu, gắn vào các vị trí hợp lý ở ngã ba, ngã tư khối để “xin rác”. Sáng chủ nhật nào, không cần loa khối nhắc, bà con vẫn tự giác quét dọn sân nhà, cổng nhà luôn “xanh, sạch đẹp”. Rác được phân loại cụ thể, để đúng vị trí đúng thời gian quy.định. Gần đây, các hội và ban quản lý chợ còn động viên mọi người hạn chế sử dụng túi nylon để bảo vệ môi trường sống lâu dài. Gia đình ông Hoàn Mai là tấm gương điển hình của khối Trung Hưng . Sáng nào ông bà cũng tập thể dục xong là cầm dụng cụ gom rác, quét lá cây, tập trung cho vào thùng rác theo quy định của tổ dân cư.

Loa truyền thanh của khối cũng luôn nhắc nhở mọi người đoàn kết xây dựng lối sống xanh, để phù hợp với cuộc sống ngày càng hiện đại văn minh, bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi. Tiết kiệm điện nước, chăm lo bảo vệ cây xanh. Giao ước với nhau không sử dụng thực phẩm thiếu an toàn. Đấu tranh ngăn chặn những hành vi làm ô nhiễm môi trường nơi công cộng. Chăm lo đúng cách với thói quen cuộc sống lành mạnh.

Tôi là thương binh nặng hiếm hoi ở khu dân cư có chợ đông đúc này. Thấy việc giữ gìn môi trường “xanh, sạch, đẹp” để vui vẻ, có sức khỏe sống lâu là việc làm cần thiết. Thấy bà con trẻ già hăng hái. Tôi cũng động viên cầm chổi nhặt rác hòa mình tùy sức với họ. Đồng thời mong các cấp kịp thời khen thưởng động viên những người tích cực giữ gìn môi trường chung.

Đ.S.N

Trái tim người lính

Đặng Sỹ Ngọc

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/ve-sinh-moi-truong-cho-trong-khoi-dan-cu-a19055.html