Vẻ ngoài độc đáo của những trực thăng tấn công AH-64 Đài Loan

Ít nhất hai trong số phi đội trực thăng tấn công AH-64E Apache của vùng lãnh thổ Đài Loan (TQ) đã xuất hiện với màu sơn lấy cảm hứng từ cá mập hổ.

Dù mang trong mình sức mạnh, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng, AH-64 Apache do Mỹ sản xuất có ngoại hình không mấy bắt mắt.

Thậm chí có người còn đặt biệt hiệu UGLY (xấu xí) cho dòng trực thăng tấn công đáng sợ này, hiện vùng lãnh thổ Đài Loan còn tiến xa hơn khi sơn hàm cá mập hổ cho một số chiếc AH-64E mà họ đang sở hữu.

Những bức ảnh được tờ Youth Daily News của Đài Loan công bố lần đầu tiên cho thấy ít nhất hai chiếc AH-64E Apache của lực lượng phòng vệ Đài Loan (ROCA) được sơn theo hình cá mập hổ.

Thân máy bay trực thăng được sơn những chiếc răng quái dị và đôi mắt sáng ngời. Một bên, những chiếc răng đó đang nhai một chiếc xe tăng đang vẫy cờ trắng.

Sự chú ý đến từ hình con mắt mang tính biểu tượng của phi hành đoàn AH-64E Apache của vùng lãnh thổ Đài Loan.

Hai chiếc AH-64E được sơn mang số sê-ri 811 và 824 đã xuất hiện tại một sự kiện mở cửa diễn ra tại căn cứ không ở Hsinshe.

Được biết căn cứ không quân Hsinshe (đôi khi ccòn được biết tới là Sinshe) nằm ở bờ biển phía tây đảo Đài Loan.

Sự kiện Chuyến tham quan Kiến thức Quốc phòng Quốc gia do vùng lãnh thổ Đài Loan tổ chức sẽ bao gồm các màn trình diễn khả năng cơ động của trực thăng mà chiến đấu ơ, ngoài ra còn có diễn tập cứu trợ và tìm kiếm cứu nạn thiên tai.

Vùng lãnh thổ Đài Loan đã mua 30 chiếc trực thăng tấn công phiên bản AH-64E mới nhất theo hợp đồng trị giá 1,91 tỷ USD vào năm 2011 với Mỹ. Việc giao hàng bắt đầu một năm sau đó và hiện nay phi đội giảm xuống còn 29 chiếc sau một vụ tai nạn năm 2014.

Các trực thăng tấn công AH-64E của Đài Loan đóng tại căn cứ Longtan ở phía bắc hòn đảo này

Khả năng cơ động cao, hệ thống điện tử hiện đại, kho vũ khí hủy diệt lớn, kinh nghiệm thực chiến dầy dặn, AH-64 Apache vượt qua các đối thủ khác trên thế giới để trở thành sát thủ diệt tăng đáng sợ nhất hành tinh.

"Sát thủ diệt tăng" AH-64 Apache là biệt danh người ta đặt cho dòng trực thăng tấn công hạng nặng do Mỹ phát triển.

Thực tế kiểm chứng qua những cuộc chiến mà dòng trực thăng này tham dự, AH-64 Apache đã tiêu diệt hàng trăm xe tăng đối thủ.

Được Mỹ phát triển nhằm thay thế cho trực thăng Bell AH-1 Cobra. Cái tên Apache được đặt theo tên một bộ tộc thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ.

AH-64 có chuyến bay đầu tiên năm 1975 nhưng mãi hơn 10 năm sau chúng mới được đưa vào biên chế chính thức.

AH-64 Apache có phi hành đoàn 2 người, phi công phía trước điều khiển máy bay, phi công phía sau phụ trách hỏa lực. Khi khẩn cấp, cả hai khi công đều có thể điều khiển máy bay và kiểm soát hỏa lực.

Trực thăng tấn công AH-64 Apache có chiều dài 17,7m đường kính roto 16,4m, chiều cao 4,6m.

Trọng lượng rỗng 5,1 tấn, trọng tải cất tối đa 9,5 tấn

AH-64 có 2 cánh phụ hai bên hông với 2 điểm treo mỗi cánh có thể mang theo 16 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire.

Ngoài ra, chúng còn mang theo giá phóng rocket không điều khiển Hydra 70mm, tên lửa không đối không tầm thấp AIM-92 Stinger.

Dưới bụng trực thăng được trang bị một pháo tự động M230 30mm với cơ số 1.200 viên đạn.

Pháo tự động M230 có tốc độ bắn 625 viên/phút, chúng có thể bắn đạn xuyên giáp để phá hủy thiết giáp hạng nhẹ.

Chưa kể, AH-64 Apache còn có hệ thống tương thích với thiết bị chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công và pháo M230.

Khi phi công quay đầu về phía nào thì khẩu pháo M230 cũng quay theo để sẵn sàng khai hỏa.

AH-64 trang bị bộ tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu TADS (AN/ASQ-170) trong đó bao gồm radar AN/APG-78 cùng các thành phần điện tử tối tân khác.

Trong đó radar điều khiển hỏa lực sóng mm AN/APG-78 được đặt trên đỉnh cánh quạt có thể theo dõi đồng thời 128 mục tiêu và tấn công 16 mục tiêu nguy hiểm nhất.

Hệ thống này còn bao gồm một camera quang truyền hình, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR cùng hệ thống máy đo xa laser.

Cảm biến nhìn đêm dành cho phi công phiên bản AH-64D là PNVS AN/AAQ-11, với thành phần quan trọng là một camera hồng ngoại.

PNVS chuyển động theo đầu của phi công với một góc ±90 độ theo chiều ngang và 20/-45 độ theo chiều lên xuống.

AH-64 Apache còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tích hợp AN/APR-39A (V), cảm biến cảnh báo radar AN/APR-48A, cảm biến cảnh báo laser AN/AVR-2, hệ thống gây nhiễu radar AN/ALQ-136, hệ thống mồi bẫy đối phó với tên lửa đối không dẫn bằng hồng ngoại.

Hệ thống chỉ thị mục tiêu TADS tương thích với nhau trên những chiếc trực thăng này để có thể hoạt động độc lập hoặc hỗ trợ cho nhau trong trường hợp cần thiết.

Để cơ động, AH-64 được trang bị 2 động cơ turboshaft T700-GE-701D công suất 2.000 mã lực/chiếc.

Với hệ thống động lực này giúp trực thăng đạt tốc độ tối đa đạt 293 km/h, tốc độ hành trình 265 km/h.

Bán kính chiến đấu 480km, phạm vi hoạt động tối đa 1.900 km, trần bay lên tới 6.400 m.

AH-64 Apache tham chiến lần đầu năm 1989 tại chiến trường Panama. Sau đó chúng tiếp tục tham gia các cuộc chiến có sự can dự của Mỹ.

Đáng kể nhất là Chiến tranh Vùng Vịnh 1991, nơi trực thăng AH-64 Apache đã phá hủy hàng trăm xe tăng của Iraq. Chính sau cuộc chiến này, AH-64 Apache đã được đặt biệt danh "sát thủ diệt tăng".

Hiện nay Mỹ tiếp tục nâng cấp dòng trưc thăng này lên các biến thể D và E với việc cải tiến động cơ, hệ thống điện tử và hệ thống rotor.

Với những cải tiến này giúp cho trực thăng AH-64 Apache vẫn đáp ứng tốt các yêu cầu hỗ trợ bộ binh và tiêu diệt mục tiêu mặt đất trong chiến tranh hiện đại.

Ngoài Mỹ còn có 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đang biên chế dòng trực thăng được coi là đáng sợ nhất thế giới này.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/ve-ngoai-doc-dao-cua-nhung-truc-thang-tan-cong-ah-64-dai-loan-post552674.antd