Về Đông Hồ nghe kể chuyện 'đám cưới chuột'

Chơi tranh tự xưa đã được ví là thú chơi tao nhã của các bậc nho sỹ vào mỗi độ tết đến, xuân về. Cùng với tranh là 3 loại hình chơi khác được người xưa ví 'Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ mộc' để ngày tết thêm rộn ràng, đầm ấm.

Mỗi bức tranh được lựa chọn không chỉ mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn được những bậc trí thức xưa gửi gắm với hàm ý mong một năm mới tốt lành…

Cũng chính về ý nghĩa chơi tranh trên, chúng tôi tìm về làng tranh Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh để nghe những cụ cao niên trong làng kể về sự tích “Đám cưới chuột” - một trong những tranh độc đáo của làng tranh.

Bà Nguyễn Thị Oanh bên tác phẩm Đám cưới chuột vẽ bằng tay.

Bà Nguyễn Thị Oanh bên tác phẩm Đám cưới chuột vẽ bằng tay.

Hiện tại, làng tranh Đông Hồ chỉ còn 3 nghệ nhân duy trì làm nghề truyền thống với giấy điệp, khuôn gỗ, số còn lại đã chuyển sang làm nghề vàng mã. Để tìm hiểu rõ nét hơn về bức tranh Đám cưới chuột, chúng tôi tìm đến nghệ nhân Nguyễn Thị Oanh, một trong những nghệ nhân còn giữ và phát huy nghề tranh Đông Hồ.

Tranh Đông Hồ sẽ có 4 khuôn (đen, đỏ, xanh, vàng). Màu để in tranh: Màu đen (than xoan hay than lá tre); Màu xanh (gỉ đồng, lá chàm); Vàng (hoa hòe); Đỏ (sỏi son, gỗ vang)...

Tranh Đông Hồ sẽ có 4 khuôn (đen, đỏ, xanh, vàng). Màu để in tranh: Màu đen (than xoan hay than lá tre); Màu xanh (gỉ đồng, lá chàm); Vàng (hoa hòe); Đỏ (sỏi son, gỗ vang)...

Theo bà Oanh, sự tích đám cưới chuột xuất phát từ việc quyền uy của mèo. “Cũng bởi sự uy quyền rất lớn nên trong tranh Đám cưới chuột của tranh Đông hồ xuất hiện thêm hình ảnh của chú mèo to lớn đứng trước, chặn đầu đám rước dâu” - bà Oanh cho biết.

Cũng theo bà Oanh phân tích, chuột có tập tính sống theo đàn và trong một đàn thường phải có một con đứng đầu. “Trong tranh Đông Hồ thể hiện rất rõ chú chuột đầu đàn không có đuôi, dường như chú chuột này trước đó đã bị mèo bắt hụt, nên chúng càng tỏ ra sợ hãi hơn”.

Trước tình thế hết sức nguy hiểm, nên chuột đầu đàn đã phải mời toàn thể họ nhà chuột đến để bàn cách đối phó. Trong cuộc họp khẩn ấy, rất nhiều ý kiến được đưa ra như: Bỏ đi nơi khác, cùng chung sức đánh lại mèo hay treo chuông vào cổ mèo để mỗi khi mèo di chuyển phát ra tiếng chuông để chuột biết mà tránh…

Khi in tranh phải in từng màu lần lượt, nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi…

Khi in tranh phải in từng màu lần lượt, nếu có 5 màu thì 5 lần in, mỗi lần in là một lần phơi…

Để hoàn thành một bức tranh, người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận.

Để hoàn thành một bức tranh, người làm tranh phải rất công phu, cẩn thận.

Và trong một đám cưới của một cặp chuột, những người đưa rước mang theo bên mình nào cá, nào chim phòng khi gặp mèo để lo lót. “Bức tranh đám cưới chuột mang tính ước lệ là như vậy, tuy nhiên nó còn mang một ý nghĩa khác là mỗi dịp tết đến, xuân về con người thường cảm tạ những bậc siêu nhiên hay tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Ngoài vấn đề về tâm linh ra, những lễ vật trên cũng thể hiện tấm lòng tốn kính đến những người bề trên” – bà Oanh nói.

Tranh Đông Hồ là nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam hấp dẫn, độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn hình. Với những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, tranh Đông Hồ có màu sắc gần gũi, ấm áp rất đặc biệt mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có.

Tranh Đông Hồ là nét tinh hoa của văn hóa dân gian Việt Nam hấp dẫn, độc đáo ở màu sắc, bố cục, khuôn hình. Với những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, tranh Đông Hồ có màu sắc gần gũi, ấm áp rất đặc biệt mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có.

Tranh Đám cưới chuột thật giản dị, với màu vàng của hoa hòe, màu xanh của lá chàm, màu trắng chế từ vỏ con diệp… Thế nhưng, chỉ với những chất liệu dân dã “quê mùa” trên, các nghệ sĩ làng Đông Hồ đã tạo cho Đám cưới chuột trở thành bức tranh Tết độc đáo và đậm không khí Xuân.

Tuấn Anh

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/ve-dong-ho-nghe-ke-chuyen-dam-cuoi-chuot-n168134.html