Vật lộn chống chọi với sạt lở ở Đất Mũi Cà Mau

Khu vực biển đông và ven sông ở Cà Mau hiện đặt trong tình trạng sạt lở báo động. Những năm qua, thực tế này gây muôn vàn khó khăn cho cuộc sống của người dân vùng đất này.

Sạt lở đến mức báo động

Khu vực sát biển và ven sông ở Cà Mau đang trong tình trạng sạt lở báo động. Những năm qua, thực tế này gây muôn vàn khó khăn cho cuộc sống của người dân. Những hộ nghèo chưa có tiền sửa chữa ngôi nhà của mình thì đành gia cố, sống tạm bợ. Họ không biết rồi đây, căn nhà của họ có còn trụ vững trước con nước triều cường biến thiên, trước những con sóng, hay lại bị xóa sổ...

Ông Nguyễn Văn Tại (60 tuổi, ngụ khu vực bến phà cũ, thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) trầm ngâm nhìn ra phía bờ sông vừa sạt lở khoét vào tận chân nền nhà của ông, rồi thở dài. Ông nói rằng trước đây khoảng 7-8 năm, phần bờ kè hướng ra bờ sông cách chân nền nhà ông hàng chục mét. Ông chăm chút xây dựng, để tổ ấm của ông thật hoàn thiện. Nhưng rồi, con nước nay khoét thủng gần nửa móng nhà.

Ông Nguyễn Văn Tại lo lắng vì những vết lở cứ khoét sâu vào chân nền nhà ông.

Ông Nguyễn Văn Tại lo lắng vì những vết lở cứ khoét sâu vào chân nền nhà ông.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa ký quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp sạt lở bờ biển đông và sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Theo đó, trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 25 km cửa biển, bờ biển và hơn 1,2 km bờ sông sạt lở cần khẩn cấp xử lý. Tại những vị trí này, có nhiều nơi sạt lở đã uy hiếp các khu dân cư, cuộc sống của người dân.

Khu vực cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, hiện là 1 trong 4 điểm nóng nhất về tình trạng sạt lở đất. Cách đây khoảng 2 tháng, đây là cụm rừng phòng hộ khá sum suê. Sau mấy đợt triều cường và sóng lớn, cụm rừng ngày nào chỉ còn trơ lại những mảng rễ gốc.

Khu vực cửa biển Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, hiện là 1 trong 4 điểm nóng nhất về tình trạng sạt lở đất. Cách đây khoảng 2 tháng, đây là cụm rừng phòng hộ khá sum suê. Sau mấy đợt triều cường và sóng lớn, cụm rừng ngày nào chỉ còn trơ lại những mảng rễ gốc.

UBND tỉnh Cà Mau cho biết, hiện trong tỉnh có 8 điểm sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống người dân cần được xử lý gồm: cửa biển Rạch Gốc, cửa biển Vàm Xoáy, cửa biển Hốc Năng (huyện Ngọc Hiển); khu dân cư thị trấn Năm Căn ( huyện Năm Căn); cửa biển Hố Gùi (huyện Đầm Dơi và huyện Năm Căn).

Hàng chục ngôi nhà ở khu vực biển Kênh 5, huyện Ngọc Hiển, phải liên tục dời chỗ vì sạt lở. Mọi người không còn cách nào khác là cất tạm chòi để ở. Những ngôi nhà này đối mặt với nguy cơ bị triều cường và sóng lớn xóa sổ, nếu tình trạng sạt lở ở đây cứ tiếp diễn như thời gian qua.

Hàng chục ngôi nhà ở khu vực biển Kênh 5, huyện Ngọc Hiển, phải liên tục dời chỗ vì sạt lở. Mọi người không còn cách nào khác là cất tạm chòi để ở. Những ngôi nhà này đối mặt với nguy cơ bị triều cường và sóng lớn xóa sổ, nếu tình trạng sạt lở ở đây cứ tiếp diễn như thời gian qua.

Theo số liệu thống kê từ ngành chức năng, trong 11 năm (2007 - 2018), Cà Mau bị mất khoảng hơn 8.800 ha đất, rừng ven biển. Trong đó, bờ biển đông xói lở hơn 48 km, làm mất đất rừng phòng hộ từ 80 - 100m chiều sâu/năm.

Cửa biển Kênh 5, huyện Ngọc Hiển bị sạt lở nghiêm trọng, đất rừng phòng hộ mất hàng trăm mét mỗi năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng chục hộ dân khu vực này.

Cửa biển Kênh 5, huyện Ngọc Hiển bị sạt lở nghiêm trọng, đất rừng phòng hộ mất hàng trăm mét mỗi năm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của hàng chục hộ dân khu vực này.

Hiện những điểm trên đang sạt lở với tốc độ rất nhanh, bình quân mỗi tháng lấn sâu vào bên trong khoảng 20 m, thậm chí có những điểm trên 50 m/tháng. Tổng chiều dài các điểm sạt lở là hơn 26,7 km và cần được khắc phục khẩn cấp.

Cách đây khoảng 7 năm, trạm kiểm soát biên phòng tại cửa biển Hồ Gùi (huyện Đầm Dơi - Năm Căn) vẫn hoạt động. Các khu vực lân cận có nhiều nhà ở của người dân. Tuy nhiên, đã mấy năm nay, cụm dân cư này đã bị xóa sổ vì sạt lở. Hiện chỉ còn lại ngôi nhà tan hoang, đang chìm từng ngày.

Cách đây khoảng 7 năm, trạm kiểm soát biên phòng tại cửa biển Hồ Gùi (huyện Đầm Dơi - Năm Căn) vẫn hoạt động. Các khu vực lân cận có nhiều nhà ở của người dân. Tuy nhiên, đã mấy năm nay, cụm dân cư này đã bị xóa sổ vì sạt lở. Hiện chỉ còn lại ngôi nhà tan hoang, đang chìm từng ngày.

Ngoài sạt lở bờ biển, tình hình sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh cũng đang diễn biến khá phức tạp, tập trung tại các huyện ven biển phía đông như Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển. Từ năm 2018 đến nay, đã có trên 3,4 km bờ sông bị sạt lở. Qua khảo sát thực tế, hiện có 27 vị trí sạt lở bờ sông với chiều dài gần 38 km. Đáng chú ý là xuất hiện 8 vị trí xung yếu có nguy cơ sạt lở cao với chiều dài trên 4,8 km, liên quan đến hơn 1.000 hộ dân đang sinh sống, kinh doanh.

Ven các con sông, hoặc nơi cửa sông ở Cà Mau, tình trạng sạt lở ngày càng trở nên nặng nề.

Ven các con sông, hoặc nơi cửa sông ở Cà Mau, tình trạng sạt lở ngày càng trở nên nặng nề.

Dân vùng sạt lở mất nhà, trắng tay

Người dân Cà Mau có thói quen cất dựng nhà cửa ven các con sông, cửa biển để tiện việc mưu sinh đường thủy hoặc làm nghề khai thác biển. Hàng chục năm trước, tác động của triều cường và sạt lở vùng biển này đã có, nhưng ít và không nghiêm trọng như bây giờ. Hàng trăm hộ dân với hàng nghìn con người đang gánh chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Nhiều người mất nhà, mất tài sản tích cóp hàng chục năm trời chỉ sau một vài cơn triều cường hoặc sóng lớn.

Một căn nhà hoang của ngư dân khu vực cửa biển Hố Gùi nghiêng ngả, sắp đổ. Cách đây khoảng 2 năm trước, gia chủ của ngôi nhà vẫn sinh sống bình thường. Theo một số người dân, chủ của căn nhà này đã phải sống trong căn nhà tạm bợ ở nơi khác.

Một căn nhà hoang của ngư dân khu vực cửa biển Hố Gùi nghiêng ngả, sắp đổ. Cách đây khoảng 2 năm trước, gia chủ của ngôi nhà vẫn sinh sống bình thường. Theo một số người dân, chủ của căn nhà này đã phải sống trong căn nhà tạm bợ ở nơi khác.

Trường hợp của chị Hạnh (40 tuổi), ngụ ở vàm Kênh 5, huyện Ngọc Hiển, khá điển hình ở đây. Khoảng 10 năm trước, căn nhà của chị trông khá tươm tất ven biển này. Chị cùng chồng chào đón đứa con đầu lòng trong hân hoan. Rồi, căn nhà được cất dựng khang trang ngày nào bị sóng đánh sạt lở, hư hỏng. Nghề đánh bắt thủy hải sản ven bờ của hai vợ chồng ngày càng vất vả.

Cuộc sống nghèo khó, chồng chị bỏ đi. Chị cùng ba đứa con thơ ở lại giữ căn nhà xiêu vẹo.

Cách đây không lâu, căn nhà ấy của chị lại bị triều cường dâng cao nhấn chìm. Được nhiều người giúp sức, chị đã cất được một căn nhà bằng cây với lá để sống tiếp.

Căn nhà lá của chị Hạnh được nhiều người tốt bụng giúp sức dựng lên. Căn nhà khang trang trước kia của chị giờ là mênh mông nước.

Căn nhà lá của chị Hạnh được nhiều người tốt bụng giúp sức dựng lên. Căn nhà khang trang trước kia của chị giờ là mênh mông nước.

Từng mất nhà cửa do triều cường và nghèo khó, cha mẹ bé Na (17 tháng tuổi) phải cùng đi làm nghề biển từ sáng sớm tới tối muộn. Hàng ngày, bé Na ở nhà một mình, thỉnh thoảng có ông tới trông, còn thường thì những người hàng xóm sẽ giúp để mắt tới và cho Na ăn.

Từng mất nhà cửa do triều cường và nghèo khó, cha mẹ bé Na (17 tháng tuổi) phải cùng đi làm nghề biển từ sáng sớm tới tối muộn. Hàng ngày, bé Na ở nhà một mình, thỉnh thoảng có ông tới trông, còn thường thì những người hàng xóm sẽ giúp để mắt tới và cho Na ăn.

Từ trên cao, dễ thấy nhiều ngôi nhà tại cửa biển Vàm Xoáy, huyện Ngọc Hiển, đang bị nước khoét sâu. Nhiều căn nhà đã hư hỏng chỉ còn trơ lại phần khung, sàn. Khoảng 2 năm nay, cuộc sống của người dân nơi đây bị xáo trộn dữ dội bởi sạt lở đất. Nhiều hộ phải bỏ xứ đi làm thuê làm mướn khắp nơi. Tại đây, mỗi năm có đến hàng chục mét bờ đất bị cuốn đi. Những mảng rừng phòng hộ nơi đây cũng không phát huy được tác dụng chống sạt lở.

Một người đàn ông sinh sống hơn 20 năm ở khu vực cửa biển Vàm Xoáy băn khoăn không biết rồi đây, ngôi nhà cạnh mép biển mà gia đình anh đang sinh sống còn trụ nổi trước biến cố sạt lở hay không.

Một người đàn ông sinh sống hơn 20 năm ở khu vực cửa biển Vàm Xoáy băn khoăn không biết rồi đây, ngôi nhà cạnh mép biển mà gia đình anh đang sinh sống còn trụ nổi trước biến cố sạt lở hay không.

Vàm Xoáy là một địa danh khiến người mới nghe đã hiểu nguồn gốc của cái tên. Đây là khu vực cửa biển, trước đây được gọi là vàm, nơi có triều cường và dòng nước xoáy quanh năm, nên người dân mới gọi đây là Vàm Xoáy. Mỗi năm nơi này bị sạt lở hàng chục mét. Cách đây hơn 1 năm, hàng chục căn nhà của ngư dân khu vực này bỗng chốc sụt lún.

Nhiều người ở Vàm Xoáy cho rằng cứ đà sạt lở như thế này, không lâu nữa họ sẽ không còn nơi để cất dựng nhà ở, phải đối mặt với cảnh vô gia cư vì không có đất.

Nhiều người ở Vàm Xoáy cho rằng cứ đà sạt lở như thế này, không lâu nữa họ sẽ không còn nơi để cất dựng nhà ở, phải đối mặt với cảnh vô gia cư vì không có đất.

Chợ Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, là điểm nóng sạt lở trong tỉnh nhiều năm qua. Mỗi năm, có hàng chục căn nhà của người dân ven sông khu vực chợ này bị hư hỏng, nghiêng ngả hoặc sập hẳn vì sạt lở đất. Khoảng 3 năm trở lại đây, những hộ dân sống tại chợ đều phải sửa chữa và gia cố ngôi nhà của mình rất tốn kém.

Tại chợ Tân Tiến, nhiều người dân lo lắng vì ngôi nhà của họ luôn đặt trong tình trạng báo động sạt lở. Họ mong muốn ngành chức năng can thiệp, hoặc tính toán giải pháp giúp họ thoát khỏi cảnh lo lắng như hiện nay.

Tại chợ Tân Tiến, nhiều người dân lo lắng vì ngôi nhà của họ luôn đặt trong tình trạng báo động sạt lở. Họ mong muốn ngành chức năng can thiệp, hoặc tính toán giải pháp giúp họ thoát khỏi cảnh lo lắng như hiện nay.

Nhiều hộ dân tại thị trấn Năm Căn, khu vực bến phà cũ lo lắng không biết căn nhà của mình rồi đây sẽ ra sao. Hàng ngày, con nước cứ xoáy vào phần nền nhà, gây ra những vết sạt lở mới. Có hộ đã bỏ hẳn nhà tìm nơi ở khác.

Nhiều hộ dân tại thị trấn Năm Căn, khu vực bến phà cũ lo lắng không biết căn nhà của mình rồi đây sẽ ra sao. Hàng ngày, con nước cứ xoáy vào phần nền nhà, gây ra những vết sạt lở mới. Có hộ đã bỏ hẳn nhà tìm nơi ở khác.

Hàng trăm tỷ làm kè ứng phó vẫn không xuể

Những năm gần đây, tỉnh Cà Mau huy động hàng trăm tỷ đồng để đầu tư hệ thống kè chống sạt lở phía biển đông và ven sông. Đến nay, một số cửa biển hiện có làm hệ thống kè là cửa Tân Thuận (huyện Đầm Dơi), cửa Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển) và một phần khu vực biển tại Đất Mũi tình trạng sạt lở đã giảm đáng kể.

Khu vực biển thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển được đầu tư làm hệ thống kè chống sạt lở. Kết quả là tình trạng sạt lở ở đây giảm hẳn.

Khu vực biển thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển được đầu tư làm hệ thống kè chống sạt lở. Kết quả là tình trạng sạt lở ở đây giảm hẳn.

Tuy nhiên, còn rất nhiều cửa biển phía biển đông của tỉnh chưa có kè như: cửa Hố Gùi, cửa Vàm Xoáy, Kênh 5, khu vực biển phía đông của xã Đất Mũi... Tình trạng sạt lở vẫn tiếp diễn từng ngày.

Đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết tỉnh cần thêm nhiều nguồn lực để tiếp tục hoàn thiện hệ thống kè chống sạt lở ở phía biển đông, ven chợ, ven sông.

Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục triển khai dự án kè chống sạt lở tại cửa biển Rạch Gốc (huyện Ngọc Hiển).

Công nhân vẫn đang thi công công trình kè chống sạt lở tại cửa biển Rạch Gốc.

Công nhân vẫn đang thi công công trình kè chống sạt lở tại cửa biển Rạch Gốc.

Để tiếp tục bảo vệ tính mạng, tài sản người dân, tỉnh Cà Mau vừa đề nghị Trung ương hỗ trợ hơn 947 tỷ đồng để khắc phục 8 điểm sạt lở đặc biệt nguy hiểm. Nhiều đoạn rừng phòng hộ xung yếu đã bị sóng biển đánh trôi.

Nhiều khu vực kè chống sạt lở tại cửa biển Rạch Gốc vẫn chưa khép kín. Triều cường, dòng chảy vẫn tác động đến chân rừng phòng hộ.

Nhiều khu vực kè chống sạt lở tại cửa biển Rạch Gốc vẫn chưa khép kín. Triều cường, dòng chảy vẫn tác động đến chân rừng phòng hộ.

Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo UBND các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển và Đầm Dơi có trách nhiệm vận động nhân dân di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở và khu vực có nguy cơ sạt lở; bố trí lực lượng trực canh, theo dõi chặt chẽ diễn biến của sạt lở để kịp thời ứng phó...

Phạm Ngôn

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/vat-lon-chong-choi-voi-sat-lo-o-dat-mui-ca-mau-post1004326.html