Vầng hào quang lạ xuất hiện ở Khánh Hòa: Hiện tượng 'xưa nay hiếm'?

Trưa 28/3, trên bầu trời ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa bỗng có hiện tượng lạ, một vòng hào quang xuất hiện bao quanh Mặt Trời trong vòng 2 tiếng đồng hồ.

Trưa 28/3, trên bầu trời ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa bỗng xuất hiện cảnh hào quang Mặt Trời vô cùng kỳ lạ. Người dân địa phương cho biết, đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy hiện tượng này.

Trưa 28/3, trên bầu trời ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa bỗng xuất hiện cảnh hào quang Mặt Trời vô cùng kỳ lạ. Người dân địa phương cho biết, đây là lần đầu tiên họ nhìn thấy hiện tượng này.

Hiện tượng này kéo dài gần 2 tiếng vào giữa trưa 28/3 trên địa bàn huyện Vạn Ninh. Thời gian bắt đầu xuất hiện hào quang vào khoảng 11h trưa và rõ nét nhất lúc 12h30 - 13h cùng ngày.

Hiện tượng này kéo dài gần 2 tiếng vào giữa trưa 28/3 trên địa bàn huyện Vạn Ninh. Thời gian bắt đầu xuất hiện hào quang vào khoảng 11h trưa và rõ nét nhất lúc 12h30 - 13h cùng ngày.

Theo dân gian, các hiện tượng quang học giống như hào quang được cho là dự báo sẽ có mưa trong vòng 24 giờ tới, tuy nhiên kinh nghiệm này chỉ mang tính chất tương đối.

Theo dân gian, các hiện tượng quang học giống như hào quang được cho là dự báo sẽ có mưa trong vòng 24 giờ tới, tuy nhiên kinh nghiệm này chỉ mang tính chất tương đối.

Rất nhiều người gọi đây là cầu vồng tròn do vòng tròn này có những màu sắc khá giống với cầu vồng. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện tượng này có tên là quầng Mặt Trời, mà một hiện tượng quang học ít khi xảy ra trong tự nhiên.

Rất nhiều người gọi đây là cầu vồng tròn do vòng tròn này có những màu sắc khá giống với cầu vồng. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện tượng này có tên là quầng Mặt Trời, mà một hiện tượng quang học ít khi xảy ra trong tự nhiên.

Quầng hào quang rực rỡ bao quanh Mặt Trời như thế này sẽ xảy ra khi ánh sáng bị khúc xạ nhiều lần theo góc 22 độ.

Quầng hào quang rực rỡ bao quanh Mặt Trời như thế này sẽ xảy ra khi ánh sáng bị khúc xạ nhiều lần theo góc 22 độ.

Quầng Mặt Trời là hiện tượng quang học xảy ra trong khí quyển trái đất ở khu vực lân cận đĩa sáng Mặt Trời hoặc mặt trăng khi thời tiết rất khô, ít hơi nước, trên tầng cao của khí quyển chỉ có mật độ thấp các hạt băng (nước đá).

Quầng Mặt Trời là hiện tượng quang học xảy ra trong khí quyển trái đất ở khu vực lân cận đĩa sáng Mặt Trời hoặc mặt trăng khi thời tiết rất khô, ít hơi nước, trên tầng cao của khí quyển chỉ có mật độ thấp các hạt băng (nước đá).

Khi đó, ánh sáng từ Mặt Trời hoặc Mặt Trăng (do Mặt Trời chiếu sáng) đi vào khí quyển xuyên qua các tinh thể có dạng lục giác này bị khúc xạ, gây nên hiện tượng giống như khi đi qua một thấu kính phân kỳ.

Khi đó, ánh sáng từ Mặt Trời hoặc Mặt Trăng (do Mặt Trời chiếu sáng) đi vào khí quyển xuyên qua các tinh thể có dạng lục giác này bị khúc xạ, gây nên hiện tượng giống như khi đi qua một thấu kính phân kỳ.

Hiện tượng này tạo thành một vòng sáng trắng có bán kính khoảng 22 độ (độ rộng đường kính 44 độ) quanh đĩa sáng.

Hiện tượng này tạo thành một vòng sáng trắng có bán kính khoảng 22 độ (độ rộng đường kính 44 độ) quanh đĩa sáng.

Hiện tượng này thường được quan sát phổ biến ở mặt trăng và ít gặp hơn ở Mặt Trời.

Hiện tượng này thường được quan sát phổ biến ở mặt trăng và ít gặp hơn ở Mặt Trời.

Đối với quầng của Mặt Trăng, chính vì nó xảy ra vào thời điểm không khí ít hơi nước, khó mưa nên người Việt Nam mới có câu "Trăng quầng trời hạn, Trăng tán trời mưa".

Đối với quầng của Mặt Trăng, chính vì nó xảy ra vào thời điểm không khí ít hơi nước, khó mưa nên người Việt Nam mới có câu "Trăng quầng trời hạn, Trăng tán trời mưa".

Còn ở Mặt Trời, tuy ít xuất hiện hơn nhưng nó cũng không phải quá hiếm và không phải hiện tượng khó hiểu, càng không phải điềm báo hay dấu hiệu của bất cứ sự kiện nào.

Còn ở Mặt Trời, tuy ít xuất hiện hơn nhưng nó cũng không phải quá hiếm và không phải hiện tượng khó hiểu, càng không phải điềm báo hay dấu hiệu của bất cứ sự kiện nào.

Cùng với hiện tượng quầng Mặt Trời, người dân ở Việt Nam còn nhiều lần gặp các hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khác trên bầu trời quê hương như mây ngũ sắc, ánh sáng hoàng hôn hình phượng hoàng, đám mây hình rồng...

Cùng với hiện tượng quầng Mặt Trời, người dân ở Việt Nam còn nhiều lần gặp các hiện tượng thiên nhiên kỳ thú khác trên bầu trời quê hương như mây ngũ sắc, ánh sáng hoàng hôn hình phượng hoàng, đám mây hình rồng...

Mời các bạn xem video: Trái đất trải qua tháng 9 nóng nhất trong lịch sử. Nguồn: THĐT

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/vang-hao-quang-la-xuat-hien-o-khanh-hoa-hien-tuong-xua-nay-hiem-1681539.html