Uống mật ong cho thêm thứ này không chỉ giảm cân mà còn giúp thải độc và hạ đường huyết rất hiệu quả

Mật ong khi được pha cùng giấm táo, nước uống này sẽ được gia tăng gấp nhiều lần về hương vị cũng như công dụng.

Giấm táo là gia vị quen thuộc mà người Nhật vô cùng yêu thích. Giấm táo được người Nhật sử dụng để làm salad, hay pha loãng để uống như một cách gia tăng năng lượng, tăng cường hệ miễn dịch.

Ngoài ra, người Nhật còn có một cách sử dụng giấm táo kết hợp cùng mật ong, tạo ra "thuốc bổ thượng phẩm" đối với cơ thể.

Các pha nước mật ong + giấm táo: Pha loãng 1 thìa mật ong với nước ấm, sau đó cho thêm 1-2 thìa giấm táo. Khuấy đều và thưởng thức trước bữa ăn hoặc trong bữa sáng.

Ảnh minh họa

Điều gì xảy ra nếu bạn thường xuyên uống dấm táo mật ong vào buổi sáng

Giúp thải độc

Uống giấm táo và mật ong vào mỗi buổi sáng giúp bạn thanh lọc cơ thể, đào thải tạp chất dư thừa, cân bằng độ pH, giải độc gan. Hơn nữa trong mật ong chứa fructose và glucose ở hàm lượng cao giúp hỗ trợ cải thiện chức năng gan, làm mát gan và thanh lọc cơ thể giúp làn da được sáng bóng, căng mượt. Kết hợp giấm táo và mật ong là phương pháp loại bỏ các chất độc hại cho cơ thể một cách lành mạnh.

Giúp tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng axit malic trong giấm táo có tính kháng virus mạnh nên có thể tiêu diệt lượng lớn vi khuẩn có nguy cơ xâm nhập vào cơ thể gây ra cảm cúm. Ngoài ra giấm táo nguyên chất còn có thể làm sạch hạch bạch huyết và phá vỡ chất nhầy trong cơ thể làm giảm bệnh nghẹt mũi.

Hỗ trợ tiêu hóa

Tuy giấm táo có tính axit nhưng khi đi vào cơ thể sẽ được kiềm hóa. Uống giấm táo cùng mật ong vào buổi sáng giúp cân bằng độ pH trong dạ dày. Giấm táo chứa nhiều enzyme và amino axit cũng như các vi khuẩn có lợi loại bỏ vi khuẩn có hại, làm giảm tình trạng đầy hơi và ngăn ngừa trào ngược axit dạ dày.

Giúp hạ đường huyết

Một nghiên cứu của trường Đại học bang Arizona đã chỉ ra dùng 2 thìa giấm trước khi ăn giúp giảm lượng đường hấp thu sau khi ăn nên giấm táo cũng có công dụng giảm lượng đường trong máu. Giấm táo mang đặc tính kháng glycemic mạnh nên giúp ổn định đường huyết ở mức cân đối tự nhiên. Dùng 2 thìa giấm táo vào buổi sáng trước khi ăn sẽ hỗ trợ giảm lượng đường trong máu.

Hạn chế nguy cơ bệnh tim

Các thành phần có trong mật ong cũng có khả năng ngăn ngừa, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Một nghiên cứu còn chỉ ra mật ong làm chậm quá trình oxy hóa của cholesterol có hại, một tác nhân dẫn đến đau tim và đột quỵ. Axit chlorogenic trong giấm được cho là có thể giảm mức cholesterol “xấu” LDL và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Bổ sung năng lượng

Mật ong là dạng đường tự nhiên nên được cơ thể hấp thụ nhanh chóng giúp cải thiện dinh dưỡng trong máu. Giấm táo cũng có khả năng tăng cường năng lượng vào mỗi buổi sáng. Dùng giấm táo, mật ong mỗi buổi sáng giúp tinh thần thoải mái và cảm thấy tràn đầy năng lượng cho một ngày năng động.

Giúp giảm cân

Theo nghiên cứu, mật ong có tác dụng trong việc giảm mỡ bụng rất tốt nếu dùng đúng cách. Một vài giọt chất lỏng này có thể góp phần vào sự phát triển của quá trình trao đổi chất của bạn. Ngoài ra, axit acetic trong giấm táo hỗ trợ giảm cân hiệu quả do làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng vào máu tạo cảm giác no lâu và ít thèm ăn.

Ảnh minh họa

Ai không nên uống mật ong giấm táo?

Giấm táo có đặc tính rất chua nên trong một số trường hợp cần được pha loãng để tránh gây tổn thương cho bao tử và thực quản.

Do tính axit mạnh nên giấm táo làm hao mòn men răng nhanh chóng vì thế nên dùng giấm táo pha loãng và súc miệng với nước sạch ngay sau đó.

Trong trường hợp người bị viêm loét dạ dày thì không nên dùng giấm táo vì dạ dày sẽ bị tổn thương nặng hơn.

Lưu ý: Giấm táo và mật ong mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể nhưng bạn vẫn nên cân nhắc, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách làm giấm táo đơn giản, thơm ngon tại nhà

Táo mua về rửa sạch và ngâm với nước muối từ 15 - 30 phút để loại bỏ hết chất bẩn, vi khuẩn và thuốc trừ sâu rồi để ráo nước.

Tiếp theo, bạn gọt bỏ phần cuống táo và ngâm táo trong nước đá lạnh vài phút để táo không bị thâm rồi cắt táo thành những miếng vừa ăn.

Tiếp theo, bạn xếp lần lượt một lớp táo rồi lớp đường vào hũ cho đến khi hết táo. Sau đó, cho giấm gạo vào.

Dùng nắp đậy kín miệng hũ và đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chỗ ẩm thấp. Sau 2 tuần ngâm, bạn lọc phần bã lấy phần nước trong là cơ thể sử dụng được.

Giấm táo sau khi hoàn thành có màu vàng tươi, trong vắt và có mùi thơm tự nhiên. Giấm có vị chua nhẹ, ngọt dịu không gắt, bạn có thể sử dụng giấm để trộn salad hay sử dụng chế biến các món ăn khác.

M.H (th)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/uong-mat-ong-cho-them-thu-nay-khong-chi-giam-can-ma-con-giup-thai-doc-va-ha-duong-huyet-rat-hieu-qua-172231209220222835.htm