Tỷ giá Euro hôm nay 11/3/2024: Euro tăng giảm trái chiều tại các ngân hàng trong nước

Tỷ giá Euro hôm nay 11/3/2024, giá EUR/VND, giá Euro trên thế giới tăng giá. Trong nước giá Euro tăng giảm trái chiều nhau giữa các ngân hàng.

Mục lục

Tỷ giá Euro trong nước hôm nay 14h ngày 11/3/2024
Tỷ giá Euro hôm nay trong nước, tỷ giá EUR/VND hôm nay ngày 11/3/2024
Trên thị trường chợ giá, tỷ giá Euro chợ giá tính đến sáng nay (ngày 11/3/2024) như sau:
Tỷ giá Euro hôm nay ngày 11/3/2024 trên thị trường thế giới

Tỷ giá Euro trong nước hôm nay 14h ngày 11/3/2024

Tỷ giá Euro hôm nay trong nước, tỷ giá EUR/VND hôm nay ngày 11/3/2024

Tỷ giá EUR/VND hôm nay (ngày 11/3) lúc 9h sáng được Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước công bố ở mức mua vào và bán ra là 24.921 - 27.544 VND/EUR. Giảm 45 VND/EUR chiều mua và giảm 50 VND/EUR chiều bán so với phiên niêm yết trước.

Ngân hàng Nhà nước xác định tỷ giá tính chéo của VND/EUR áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực từ ngày 7/3/2024 đến ngày 13/3/2024 là 26.070,45 VND/EUR, giữ đà tăng 89,6 VND/EUR so với kỳ điều hành trước.

Tỷ giá Euro Vietcombank hôm nay 11/3/2024 mua vào tiền mặt là 26.303,12 VND/EUR, bán ra tiền mặt là 27.746,66 VND/EUR. Giảm 35,76 VND/EUR chiều mua và giảm 37,68 VND/EUR chiều bán so với phiên trước.

Giá Euro hôm nay được các ngân hàng niêm yết tăng, giảm trái chiều so với phiên trước. Các ngân hàng mua tiền mặt trong khoảng từ 25.800 - 26.715 VND/USD, còn giá bán tiền mặt duy trì trong phạm vi 26.470 - 27.941 VND/EUR.

Cụ thể, đối với chiều mua tiền mặt, Ngân hàng Đông Á mua Euro với giá thấp nhất là 25.800 VND/EUR. Còn Ngân hàng Sacombank đang mua tiền mặt Euro với giá cao nhất là 26.715 VND/EUR.

Đối với chuyển khoản, Ngân hàng Đông Á đang mua Euro với giá thấp nhất 25.920 VND/EUR. Còn Ngân hàng GPBank, OCB đang mua chuyển khoản Euro với giá cao nhất là 26.781 VND/EUR.

Đối với chiều bán tiền mặt, Ngân hàng Đông Á đang bán Euro với giá thấp nhất là 26.470 VND/EUR. Trong khi đó, Ngân hàng OCB đang bán tiền mặt Euro với giá cao nhất là 27.941 VND/EUR.

Hiện Ngân hàng Đông Á đang bán chuyển khoản Euro với giá thấp nhất là 26.470 VND/EUR. Còn Ngân hàng PVcomBank đang bán chuyển khoản Euro với giá cao nhất là 27.751 VND/EUR.

Trong khi đó, tỷ giá trung bình tính đến 9h sáng 11/3/2024 được tổng hợp từ 40 ngân hàng trong nước là 1 EUR = 26.906,26 VND.

Trên thị trường "chợ giá", tỷ giá Euro chợ giá tính đến sáng nay (ngày 11/3/2024) như sau:

Đơn vị: đồng

Hôm nay 11/3/2024 (9h sáng), khảo sát tại thị trường chợ giá cho thấy đồng Euro giữ đà tăng so với phiên trước, tỷ giá Euro chợ giá mua vào là 27.643,89 VND/EUR, bán ra là 27.793,97 VND/EUR, tăng 43,89 VND/EUR chiều mua và tăng 53,97 VND/EUR chiều bán.

Ở Hà Nội, phố đổi ngoại tệ lớn nhất Hà Nội giúp bạn có thể đổi được rất nhiều loại ngoại tệ chính là phố Hà Trung (quận Hoàn Kiếm). Tại phố đổi ngoại tệ Hà Trung, bạn có thể đổi các loại tiền tệ ngoại tệ phổ biến trên thị trường hiện nay như USD (đô la Mỹ), EUR (Euro), Yen (đồng Yên Nhật), Won (đồng Won Hàn Quốc)… và nhiều loại tiền tệ khác.

Tuy nhiên, việc đổi tiền tại các phố ngoại tệ này cần tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam.

Tỷ giá Euro hôm nay ngày 11/3/2024 trên thị trường thế giới

Diễn biến tỷ giá Euro trên thị trường thế giới cho thấy, chỉ số EUR/USD hiện đang ở mức 1.0942, tăng 0.0005 điểm, tương đương 0.05% so với phiên trước.

Diễn biến tỷ giá EUR/USD trên thị trường thế giới (Nguồn: CNBC)

Đồng Euro có xu hướng tăng. Dữ liệu công bố hôm 8/3 cho thấy, trong quí 4/2023, năng suất lao động của khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) giảm 1,2% so với một năm trước đó. Trong khi Mỹ ghi nhận năng suất lao động tăng 2,6% trong cùng kỳ. Tăng trưởng năng suất lao động ở Mỹ cao hơn gấp đôi so với khu vực eurozone và Anh trong hai thập niên qua.

“Trong dài hạn, tăng trưởng năng suất ở Mỹ được dự đoán sẽ cao hơn ở châu Âu. Điều đó sẽ làm gia tăng khoảng cách tăng trưởng giữa Mỹ và EU”, Bart van Ark, Giám đốc cấp cao của Viện Năng suất (Anh), nói.

Một số nhà kinh tế cho rằng Mỹ đang tăng trưởng nhanh hơn khu vực eurozone một phần vì dân số nước này trẻ hơn, tăng nhanh hơn và làm việc nhiều giờ hơn. Nhưng phần lớn của khoảng cách năng suất của Mỹ so với eurozone chủ yếu là do người lao động ở nền kinh tế lớn nhất thế giới sản xuất được nhiều hơn trong mỗi giờ làm việc.

Các nhà hoạch định chính sách EU xem xu hướng này rất đáng lo ngại, phản ánh sự thất bại từ lâu của khu vực trong cuộc cạnh tranh với mức đầu tư của khu vực tư và công ở Mỹ.

Theo dữ liệu chính thức, khu vực kinh doanh phi nông nghiệp của Mỹ ghi nhận sản lượng mỗi giờ làm việc, thước đo tiêu chuẩn về năng suất lao động, tăng hơn 6% kể từ năm 2019. Tốc độ này vượt xa khu vực eurozone và Anh, nơi mức tăng trưởng năng suất chỉ khoảng 1% trong cùng thời kỳ.

Sự tăng vọt gần đây về năng suất của Mỹ diễn ra sau chương trình kích thích tài khóa lớn tập trung vào ngành công nghiệp xanh, thúc đẩy tuyển dụng và hình thành doanh nghiệp mới tại các điểm nóng về làm việc từ xa.

Ngược lại, khu vực eurozone nhận được ít sự hỗ trợ tài khóa hơn từ các chính phủ trong khi chịu sức ép giá năng lượng đắt đỏ do tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine. Sự phân mảnh của các thị trường tài chính, chính sách tài khóa và quản lý của châu Âu cũng khiến khu vực này dễ tổn thương do áp lực bên ngoài hơn Mỹ.

“Khi châu Âu gặp phải một cú sốc do sự phân mảnh này, khu vực không thể phản ứng mạch lạc như Mỹ”, Yannis Stournaras, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hy Lạp nhận xét.

Gilles Moëc, Nhà kinh tế trưởng của hãng bảo hiểm Axa, cho rằng xu hướng năng suất tăng chậm ở châu Âu đã kéo dài quá lâu, vì vậy, khu vực này cần phải xem xét khả năng có vấn đề gì đó mang tính cấu trúc đang xảy ra.

Moëc cảnh báo, nếu năng suất của eurozone tiếp tục tụt hậu so với Mỹ ở mức độ như hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực sẽ thấp hơn một điểm phần trăm mỗi năm so với Mỹ.

Tháng trước, Isabel Schnabel, thành viên Hội đồng thống đốc của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), kêu gọi các nhà lãnh đạo khu vực eurozone phải xem nỗ lực thu hẹp khoảng cách năng suất với Mỹ là “nhiệm vụ cấp bách hơn bao giờ hết”. Bà nhấn mạnh, đó là điều cần thiết để giải quyết “cuộc khủng hoảng năng lực cạnh tranh”, khi các nhà sản xuất EU đang đối mặt với giá năng lượng cao hơn và thách thức về lực lượng lao động lớn hơn so với các đối thủ ở Mỹ hoặc Trung Quốc.

ECB cũng lo ngại năng suất giảm sẽ làm tăng nguy cơ lạm phát duy trì ở mức cao bằng cách đẩy chi phí lao động của các công ty trong khu vực lên cao.

Bà Isabel Schnabel cho rằng, một nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự yếu kém của khu vực euzone là khu vực này không tận dụng được lợi ích từ tính hiệu quả của các công nghệ kỹ thuật số như Mỹ đã làm ở giai đoạn trước đây. Bà nói, thúc đẩy cạnh tranh sẽ là một phần của câu trả lời. Nhưng bà cũng kêu gọi triển khai nhanh hơn, hiệu quả hơn chương trình đầu tư công Next Generation trị giá hơn 800 tỉ euro của EU. Next Generation là gói hỗ trợ phục hồi kinh tế dành cho các nước thành viên EU sau đại dịch Covid-19.

Cuối năm nay, Mario Draghi, cựu Chủ tịch ECB, sẽ báo cáo với Chủ tịch EU về những đề xuất đầy tham vọng hơn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của EU. Ông đã nói với các bộ trưởng tài chính của EU rằng họ cần huy động “một lượng tiền khổng lồ trong một thời gian tương đối ngắn” từ khu vực công lẫn tư nhân, để nâng mức đầu tư lên ngang mức của Mỹ.

* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.

Lê Na

Hùng Cường

Nguồn Đắk Nông: https://baodaknong.vn/ty-gia-euro-hom-nay-11-3-2024-euro-tang-giam-trai-chieu-tai-cac-ngan-hang-trong-nuoc-201362.html