Tương quan lượng tàu ngầm: Ngôi sao Trung Quốc, mờ mịt Nga

Nước Nga cần phải dành ưu tiên cho việc phát triển thành phần tàu ngầm trong bộ ba kiềm chế hạt nhân

Chúng tôi vừa gửi tới bạn đọc bài “Đã có bao nhiêu tàu sân bay bị tàu ngầm đánh đắm?” (ĐVO, 11/8/2016).

Để làm rõ hơn vai trò của tàu ngầm trong các cuộc chiến tranh tương lai, lại xin giới thiệu một số thông tin về lớp phương tiện kỹ thuật tác chiến này qua bài viết của Phó Giám đốc Viện Phân tích Chính trị và Quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga trên báo “Bình luận quân sự'' Nga 10/8/2016. Lời giới thiệu và các ảnh trong bài là của “Bình luận quân sự”.

Nước Nga đứng thứ ba trên thế giới về tổng số lượng tàu ngầm (sau Mỹ và Trung Quốc) và thứ hai (sau Mỹ) về số lượng tàu ngầm hạt nhân. Theo quan điểm của Phó Giám đốc Viện Phân tích Chính trị và Quân sự A.Khramchikhin, để làm phương tiện tiêu diệt các phương tiện mang tên lửa có cánh trên biển (các tàu nổi, tàu ngầm) và thành tố trên biển của hệ thống NMD.

Mặc dù đã có rất nhiều thành tựu trong phát triển các phương tiện chống ngầm, nhưng tàu ngầm, cũng như xe tăng và máy bay lên thẳng, vẫn sẽ là lớp phương tiện tác chiến không thể thay thế. Điều đó được giải thích bởi hai đặc điểm có tính nguyên tắc (của tàu ngầm) – khả năng giữ bí mật và khả năng di chuyển trong không gian ba chiều. Ngoài ra, tàu ngầm luôn phát hiện các tàu nổi trước khi các tàu nổi phát hiện ra chúng.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, tàu ngầm là phương tiện đối phó rất hiệu quả của một lực lượng hải quân yếu hơn trước một lực lượng hải quân mạnh hơn. Hơn nữa, tàu ngầm rẻ hơn tàu nổi, thời gian đóng tàu ngắn hơn, kíp thủy thủ ít người hơn.

Nhưng ưu thế chủ yếu vẫn là chính khả năng giữ bí mật,- khả năng này thường vô hiệu hóa ưu thế về số lượng của đối phương. Chính vì thế mà lớp vũ khí này rất được các nước đang phát triển quan tâm.

Tàu ngầm sử dụng động cơ không cần không khí (AIP) của các nước

Tàu ngầm U-212 của Đức

Tàu ngầm U-214 của Đức

Tàu ngầm “ Scorpene ” của Pháp

Tàu ngầm S80 Tây Ban Nha

Tàu ngầm Thụy Điển “Gotland”

Tàu ngầm Thụy Điển “ Vestergetland”

Tàu ngầm Nhật “ Soryu”

Tàu ngầm Trung Quốc dự án 041

Tàu ngầm sử dụng động cơ AIP (Air-Independent Propulsion) có những tính năng mới. Chúng có thể lặn dưới nước lâu hơn nhiều so với tàu ngầm thường. Không những thế, chúng rẻ hơn và dễ khai thác sử dụng hơn, thân thiện với môi trường hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều nước hơn và ít tiếng ồn hơn so với tàu ngầm hạt nhân.

Hiện nay, động cơ AIP có trên các tàu ngầm dự án 212 và 214 của Đức, “Scorpene” của Pháp, S80 của Tây Ban Nha, “Gotland'' và ''Vestergetland” của Thụy Điển “Soryu” của Nhật, các tàu dự án 041 (“Yuan”) của Trung Quốc.

Sự phát triển của tên lửa có cánh (hành trình) phóng từ biển còn làm cho tàu ngầm trở thành một phương tiện tác chiến hiệu quả chống lại các mục tiêu trên bờ. Các tàu ngầm Nga và Trung Quốc trang bị tên lửa “Iakhont “ và “Calibr” là mối nghiêm trọng đối với Hải quân và các lực lượng vũ trang nói chung của bất kỳ quốc gia nào, kể cả Mỹ và cho cả chính Trung Quốc và Nga.

Hải quân Nga lên kế hoạch cho thử nghiệm tàu ngầm B-90 “ Sarov” với động cơ nhiên liệu hidro thử nghiệm

Xu hướng chủ yếu trong phát triển tàu ngầm sẽ là tiếp tục nâng cao khả năng giữ bí mật của nó. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, những khả năng này đã gần đạt mức tới hạn, bởi vì nếu xét từ góc độ kỹ thuật thì không thể triệt tiêu hết các hiệu ứng làm lộ của các vật thể lớn như tàu ngầm.

Có lẽ, tốc độ tàu ngầm cũng đã gần đạt ngưỡng giới hạn. “Dư địa” để phát triển chủ yếu vẫn là tăng độ sâu khi lặn, ở đây còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác. Cái đích cần đạt tới là tàu ngầm có thể lặn sâu tới hàng km và ở độ sâu này vẫn có thể phóng được ngư lôi.

Khả năng này đảm bảo cho tàu ngầm một chất lượng hoàn toàn mới. Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề kỹ thuật phức tạp cần phải giải quyết để có thể đạt được cái đích trên.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/tuong-quan-luong-tau-ngam-ngoi-sao-trung-quoc-mo-mit-nga-3317117/