Trung Quốc 'phấn đấu' để tiêm kích J-20 bằng F-22 của Mỹ

Các nguồn tin Mỹ cho biết, Trung Quốc có thể có hơn 150 máy bay chiến đấu tàng hình J-20 trong biên chế và số lượng tiếp tục tăng thêm khi mở rộng sản xuất – Nhưng liệu có khả thi?

Kể từ khi được đưa vào trang bị vào tháng 3/2017, khi tiêm kích J-20 trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên không phải của Mỹ, được đưa vào hoạt động trên thế giới; điều này gây bất ngờ lớn, vì cuộc đua song mã về máy bay chiến đấu thường là giành cho hai đối thủ nhiều duyên nợ Nga – Mỹ.

Tuy nhiên từ khi ra đời, chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc luôn trong trạng thái được bảo mật chặt chẽ; thế giới ít biết về tính năng kỹ chiến thuật và nhất là về số lượng. Bởi vậy đã gây ra nhiều “dự đoán”, nhất là ở Nhật Bản và phương Tây.

Các ước tính về số lượng máy bay chiến đấu J-20 đang phục vụ rất khác nhau và trong khi chỉ có 30 máy bay chiến đấu được nhìn thấy dựa trên số thứ tự của chúng, nhưng khả năng có hơn 100 chiếc đang có trong biên chế và nhiều chiếc J-20 đang ở trong các đơn vị huấn luyện, để binh lính làm quen với máy bay chiến đấu thế hệ 5.

Gần đây nhất là theo thông tin của Tạp chí Không quân Mỹ suy đoán, không chỉ Trung Quốc đang tăng quy mô sản xuất chiến đấu cơ J-20, mà họ còn có hơn 150 máy bay chiến đấu hiện loại này, và có thể đã được đưa vào biên chế.

Ước tính mới về số lượng máy bay J-20 có trong biên chế Không quân Trung Quốc vẫn là chủ đề gây nhiều tranh cãi. Nhưng chỉ với đội hình tại Triển lãm Hàng không Chu Hải (Airshow-2021), được tổ chức cuối tháng 9 vừa qua, đã có đội bay 15 chiếc J-20; cùng một tốp J-20 khác đậu trên đường băng.

Chỉ riêng một buổi phát sóng như vậy, Trung Quốc đã có số lượng J-20 “đáng nể”; vậy theo suy đoán, tổng số lượng J-20 hiện tại phải là hơn 100 chiếc; và số J-20 trong Triển lãm Hàng không Chu Hải chỉ chiếm 1/5 số J-20 hiện nay của Không quân Trung Quốc.

Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, dẫn lời Phó thiết kế Chương trình J-20, Wang Hitao cho biết, ngành công nghiệp Trung Quốc có thể “đáp ứng bất kỳ mức độ yêu cầu nào từ Quân đội Trung Quốc (PLA) đối với J-20”.

Phát ngôn của Phó thiết kế chương trình J-20 như càng được khẳng định thêm, khi tại Triển lãm Hàng không Chu Hải, đã chứng kiến biến thể J-20A được trang bị động cơ WS-10C mới do Trung Quốc phát triển và sản xuất; cùng một số nâng cấp về hệ thống điện tử hàng không, và sau khi biến thể J-20B có tính năng cao hơn , đã được đưa vào sản xuất vào tháng 7/2020.

Con số 150 máy bay chiến đấu tàng hình J-20 đang được biên chế, mặc dù cao hơn hầu hết các ước tính, nhưng rất có thể xảy ra, khi so sánh nó với máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 đầu tiên, được đưa vào sản xuất quy mô lớn là F-22 Raptor của Mỹ.

Với chương trình F-22, Mỹ đã sản xuất 187 chiếc hoàn chỉnh trong vòng 7 năm (không bao gồm nhưng chiếc F-22 thử nghiệm, được sản xuất trước đó); mặc dù việc sản xuất F-22 đã chấm dứt chỉ sau 6 năm, khi chiếc F-22 đầu tiên đi vào hoạt động.

Việc sản xuất máy bay J-20 (tính từ khi Không quân Trung Quốc đưa vào trang bị) đã gần 5 năm. Giả sử với tỷ lệ sản xuất tương tự như F-22 của Mỹ, khả năng cao là Trung Quốc đã sản xuất được khoảng 150 chiếc J-20 và đưa vào biên chế chiến đấu.

Một điểm khác biệt đáng chú ý giữa chương trình J-20 và F-22 là Trung Quốc từ lâu, đã chú trọng nhiều hơn vào các máy bay chiến đấu hai động cơ hạng nặng và số lượng nhiều hơn đáng kể so với Không quân Mỹ. Trong khi Mỹ chú trọng phát triển máy bay chiến đấu một động cơ giá rẻ, trọng lượng nhẹ, số lượng nhiều hơn so với Trung Quốc.

Khả năng Trung Quốc đang sản xuất (hoặc có ý định sản xuất) J-20 với tỷ lệ cao hơn nhiều, so với việc Mỹ sản xuất F-22, là rất có thể xảy ra; vì hiện nay dây chuyền sản xuất F-22 của Mỹ đã đóng cửa và khó có thể tái phục hồi sản xuất. Trong khi đó Trung Quốc mới đưa dây chuyền sản xuất J-20 thứ 4 vào sản xuất và chưa có ý định dừng lại.

Trong chiến lược phát triển lực lượng của Không quân Mỹ, họ dựa vào máy bay một động cơ rẻ hơn là F-35 để tạo thành lực lượng máy bay chiến đấu nòng cốt và bắt đầu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 6.

Còn Trung Quốc có thể sẽ dựa nhiều hơn vào máy bay chiến đấu hai động cơ hạng nặng, làm lực lượng nòng cốt; trong đó máy bay thế hệ 4 như J-11/15/16; Su30/35 vẫn là chiến đấu cơ chủ lực.

Khả năng Trung Quốc đang tiếp tục mở rộng sản xuất J-20 cho đến khi có phương án máy bay chiến đấu mới có khả năng hơn, có thể là loại mới J-20B, hoặc một biến thể trong tương lai sử dụng động cơ WS-15 mang tính cách mạng, cũng có thể xảy ra.

Đáng chú ý, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ vào năm 2020 về ngân sách phân bổ cho các hoạt động mua sắm quân sự từ trong nước, kết hợp với lợi thế đáng kể về hiệu quả của lĩnh vực sản xuất quốc phòng, với ưu thế giá rẻ.

Những điều kiện trên, khiến việc sản xuất máy bay J-20 của Trung Quốc tiết kiệm chi phí hơn đáng kể, điều đó cũng đồng nghĩa với việc sản xuất J-20 sẽ có số lượng gấp nhiều lần F-22 và khả năng vượt quá số lượng 500 chiếc J-20, là điều rất có thể xảy ra.

Không giống như F-22, đã bị hủy bỏ tất cả các biến thể khác với F-22A ban đầu, J-20 dự kiến sẽ được đưa vào biên chế một loạt các biến thể, bao gồm phiên bản tấn công, tác chiến điện tử và thậm chí cả các biến thể chỉ huy và trinh sát trên không. Nguồn ảnh: Ydex.

Không quân Trung Quốc coi tiêm kích J-20 như "báu vật", tin tưởng rằng loại chiến đấu cơ này sẽ cạnh tranh được với F-22 của Mỹ. Nguồn: Sina.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-quoc-phan-dau-de-tiem-kich-j-20-bang-f-22-cua-my-1607641.html