Trung Quốc đưa quân sang Syria?

Vừa qua, sau các cuộc tấn công mục tiêu IS của lực lượng không quân Nga từ lãnh thổ Iran, Trung Quốc lập tức bày tỏ sự quan tâm đến Syria.

Trung Quốc thận trọng tiếp cận Syria và Trung Đông

Khi một quốc gia tiếp cận một cách thận trọng tới một khu vực xung đột toàn cầu, ví dụ như ở Syria và Trung Đông thì điều đó luôn luôn rất thú vị, đặc biệt là đối với những siêu cường hàng đầu thế giới như Trung Quốc.

Đầu tuần trước, Bộ quốc phòng Trung Quốc ra thông báo cho biết, ông Quan Hữu Phi - Chủ nhiệm Văn phòng Hợp tác Quân sự Quốc tế thuộc Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã thân chinh tới Syria để "thắt chặt quan hệ quân sự giữa hai nước".

Nhà bình luận chính trị người Nga là ông Dmitry Kosirevcho rằng, ngay cả chuyến đi với kết quả thành công không đáng kể của đô đốc Trung Quốc Quan Hữu Phi đến Syria ngày 14/8 đã trở thành một sự kiện đáng chú ý không chỉ ở Hoa Kỳ và Trung Đông.

Người Trung Quốc đã gây được sự chú ý nhất định. Bằng những phương tiện tối thiểu họ có thể tạo hiệu ứng tuyên truyền tối đa nhằm chứng tỏ rằng, trong bất kỳ chủ đề quốc tế nào, bao gồm cả Trung Đông, cộng đồng quốc tế không nên lãng quên vai trò của Bắc Kinh.

Ông Quan vào ngày 14/8 đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Syria Fahd Jassem al-Freij tại Damascus. Ngày hôm sau, vị đô đốc Trung Quốc cũng đã gặp gỡ một vị tướng của quân đội Nga đang lãnh đạo chiến dịch hỗ trợ quân đội của chính phủ Syria.

Chuyến thăm Syria của vị quan chức quốc phòng Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh Nga vừa triển khai máy bay ném bom chiến lược và chiến thuật ở Iran. Tạp chí Trung Quốc Global Times (Thời báo Hoàn Cầu) đưa ra bình luận rằng, "Hoa Kỳ đang cam chịu thất bại mới trước Nga ở Trung Đông".

Lần đầu tiên trong lịch sử, thế giới chứng kiến trường hợp Iran triển khai máy bay quân sự của nước khác (Nga) trên trên lãnh thổ của mình nhằm thực hiện tấn công các nhóm khủng bố đang gây chiến ở Syria.

Trước hết, phải kể đến, ngay cả dưới thời Quốc vương Shah, khi Iran là đồng minh của Mỹ, máy bay của Hoa kỳ cũng không được phép đến nước này. Ngoài việc nước đồng minh Iran của Syria cho phép máy bay Nga ở trên lãnh thổ, Iraq cũng đã đồng ý cho không quân Nga bay qua không phận tới Syria.

Trung Quốc muốn đưa quân sang Syria nhằm chặn đường về của các phần tử khủng bố và chia phần tái thiết Syria?

Hơn nữa, theo Thời báo Hoàn Cầu, có thông tin "chưa được xác nhận" về việc Thổ Nhĩ Kỳ có thể đồng ý cho máy bay Nga đóng căn cứ trong lãnh thổ nước nhà (Incirlik). Một liên minh mới ở Trung Đông, do Moscow đứng đầu sẽ là cơn ác mộng đối với Washington.

Tờ báo Trung Quốc đưa ra gợi ý rằng, ở Trung Đông, Mỹ đang suy thoái, còn Moscow đang chấn hưng. Do đó, Bắc Kinh đang phải đối mặt với những hậu quả nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm "xoay trục về châu Á", có nghĩa là hướng tới mục tiêu đối phó với Trung Quốc.

Tờ báo này nhận định, giả sử Mỹ can thiệp vào công việc của Trung Quốc (ở Biển Đông), thì sẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi Bắc Kinh muốn đáp trả Washington như những gì đang xảy ra ở Trung Đông.

Mặc dù tờ Thời báo Hoàn cầu đưa ra những bình luận hơi “lỗi nhịp”, bởi tình hình Trung Đông đã biến chuyển rất nhanh khi Nga đã rời khỏi Iran chỉ sau 1 tuần hiện diện. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được là Bắc Kinh đang có những bước tiến mang tính thăm dò ở Syria. Vậy Trung Quốc có thể làm được gì ở khu vực Trung Đông?

Trung Quốc có thể làm được gì ở Trung Đông?

Ông Vasily Kashin - một chuyên viên kỳ cựu thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông của Nga nhận định rằng, Trung Quốc đang cẩn thận theo dõi những biến động của tình hình Syria. Và hiện tại, Bắc Kinh muốn có hoạt động năng nổ hơn tại đất nước Trung Đông này.

Vậy mục đích chính của Bắc Kinh ở Syria và Trung Đông là gì?

Ngăn chặn các phần tử khủng bố Hồi giáo trở về nước

Nói chung, từ trước đến nay Bắc Kinh khá tích cực phát triển quan hệ đối tác thân mật về cả chính trị, quân sự và kinh tế với các quốc gia khu vực châu Phi ngay gần đó. Nhưng cho đến thời điểm này, chính sách Trung Đông của họ vẫn vô cùng lạnh nhạt, đơn giản và đầy do dự.

Trung Quốc bắt đầu lộ rõ thái độ quan tâm nghiêm túc đến Trung Đông, dè dặt đầu tư vào khu vực này giống như những gì họ đã làm ở châu Phi. Nhưng để làm được điều đó, Bắc Kinh cần phải ngăn chặn mọi cuộc cách mạng và những cuộc chiến tranh khác.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/trung-quoc-dua-quan-sang-syria-3317059/