Trung Quốc công bố các biện pháp trừng phạt Vương Quốc Anh

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Năm (25/3) thông báo sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số thực thể và cá nhân của Vương quốc Anh, sau những cáo buộc lạm dụng nhân quyền ở khu vực Tân Cương.

Trung Quốc công bố các biện pháp trừng phạt đối với cá nhân và tổ chức ở Anh. Ảnh: Sputnik

Bài liên quan

Joe Biden dọa Triều Tiên, buộc Trung Quốc tuân theo luật trong lần đầu họp báo

Mỹ, EU hợp tác đối thoại với Trung Quốc, 'giải quyết thách thức' Nga

Trung Quốc và Nga lên án các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU

Vương quốc Anh trước đó đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Kinh dựa trên cáo buộc lạm dụng nhân quyền ở Tân Cương. Động thái này bị Trung Quốc chỉ trích là "không dựa trên gì khác ngoài những lời nói dối và thông tin sai lệch".

Bắc Kinh đã quyết định áp đặt trừng phạt 9 người đều là các quan chức Quốc hội và chính phủ gồm: Tom Tugendhat, Iain Duncan Smith, Neil O'Brien, David Alton, Tim Loughton, Nusrat Ghani, Helena Kennedy, Geoffrey Nice và Joanne Nicola Smith Finley. Bốn thực thể Anh đã bị Bắc Kinh trừng phạt là Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc, Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ, Tòa án Duy Ngô Nhĩ và Tòa án Essex.

"Kể từ ngày hôm nay, những cá nhân liên quan và thành viên gia đình trực hệ của họ bị cấm nhập cảnh vào đại lục, Hồng Kông và Macao của Trung Quốc. Tài sản của họ ở Trung Quốc sẽ bị đóng băng, các công dân và tổ chức Trung Quốc sẽ bị cấm kinh doanh với họ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc có quyền thực hiện các biện pháp khác''.

Trước đó, Vương quốc Anh đã trừng phạt Trung Quốc vì các cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Theo Bắc Kinh, các cáo buộc dựa trên "không có gì khác ngoài những lời nói dối và thông tin sai lệch". Sau khi London áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với chính quyền Bắc Kinh, Đại sứ Anh tại Trung Quốc đã được Thứ trưởng Ngoại giao Qin Gang triệu tập, người đã lên án hành động này và cam kết "phản ứng chính đáng đối với những hành động sai trái của Vương quốc Anh".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, bình luận về vấn đề này hồi đầu tuần, nói rằng các cáo buộc lạm dụng nhân quyền là "cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và cản trở sự phát triển của Trung Quốc".

'Người dân thuộc tất cả các nhóm dân tộc ở Tân Cương, bao gồm cả người Duy Ngô Nhĩ, được hưởng mọi quyền hợp hiến và hợp pháp. Thực tế là cư dân Tân Cương thuộc các nhóm dân tộc khác nhau được hưởng sự ổn định, an ninh, phát triển và tiến bộ, khiến nó trở thành một trong những câu chuyện nhân quyền thành công nhất", bà Hoa nhấn mạnh.

Hồi đầu tuần, Hoa Kỳ, Anh, Canada, New Zealand và Úc trong một tuyên bố chung đã tố cáo Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở tỉnh Tân Cương, kêu gọi Bắc Kinh ngừng "các hoạt động đàn áp" trong khu vực.

Hôm thứ Hai (22/3), Trung Quốc đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với mười cá nhân và thực thể châu Âu, bao gồm các thành viên của Nghị viện châu Âu, cùng với bốn tổ chức, nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt mà khối này áp đặt trước đó.

“Trung Quốc đã quyết định trừng phạt mười người và bốn tổ chức đã gây tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền và lợi ích của đất nước bằng cách truyền bá thông tin dối trá và sai sự thật với mục đích xấu”, Bắc Kinh cho biết trong một tuyên bố.

Trước đó, các nước phương Tây mô tả tình hình ở Tân Cương là "cuộc diệt chủng" đối với nhóm dân tộc Duy Ngô Nhĩ, đặc biệt cho rằng người Duy Ngô Nhĩ đang bị đưa đến "trại cải tạo", những tuyên bố mà Bắc Kinh luôn bác bỏ và nhiều lần khẳng định đây là những trung tâm đào tạo nghề, nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố cực đoan trong khu vực, đồng thời giúp người Duy Ngô Nhĩ với hòa nhập xã hội.

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/trung-quoc-cong-bo-cac-bien-phap-trung-phat-vuong-quoc-anh-post124996.html