Trực thăng tấn công AH-64 Apache Mỹ liên tiếp rơi

Quân đội Mỹ ghi nhận 4 vụ rơi trực thăng tấn công AH-64 Apache chỉ trong hai tháng, trong đó hai sự việc xảy ra chỉ cách nhau 3 ngày.

Một chiếc trực thăng tấn công AH-64 Apache chưa rõ phiên bản gặp nạn trong chuyến huấn luyện định kỳ gần căn cứ Carson thuộc bang Colorado của Mỹ tối 27/3, khiến hai thành viên tổ lái bị thương nhẹ. Bộ chỉ huy căn cứ Carson sau đó ra lệnh đình chỉ toàn bộ hoạt động bay để điều tra nguyên nhân.

Đây là vụ rơi trực thăng Apache thứ hai của lục quân Mỹ chỉ trong ba ngày, sau tai nạn của một chiếc Apache thuộc phiên bản AH-64E tại bang Washington làm hai phi công phải nhập viện.

Vệ binh Quốc gia Mỹ hồi tháng 2 cũng ghi nhận hai vụ rơi trực thăng Apache phiên bản AH-64D trong khi huấn luyện, khiến hai phi công thiệt mạng và hai người bị thương.

Nguyên nhân dẫn tới các vụ rơi trực thăng chưa được công bố. Giới chức Vệ binh Quốc gia Mỹ đã áp lệnh cấm bay với toàn bộ phi đội Apache, trong khi lục quân Mỹ chưa đưa ra quyết định tương tự.

Được Mỹ phát triển nhằm thay thế cho trực thăng Bell AH-1 Cobra. Cái tên Apache được đặt theo tên một bộ tộc thổ dân da đỏ ở Bắc Mỹ.

AH-64 có chuyến bay đầu tiên năm 1975 nhưng mãi hơn 10 năm sau chúng mới được đưa vào biên chế chính thức.

AH-64 Apache có phi hành đoàn 2 người, phi công phía trước điều khiển máy bay, phi công phía sau phụ trách hỏa lực.

Khi khẩn cấp, cả hai khi công đều có thể điều khiển máy bay và kiểm soát hỏa lực.

Trực thăng tấn công AH-64 Apache có chiều dài 17,7m đường kính roto 16,4m, chiều cao 4,6m.

Trọng lượng rỗng 5,1 tấn, trọng tải cất tối đa 9,5 tấn

AH-64 có 2 cánh phụ hai bên hông với 2 điểm treo mỗi cánh có thể mang theo 16 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire.

Ngoài ra, chúng còn mang theo giá phóng rocket không điều khiển Hydra 70mm, tên lửa không đối không tầm thấp AIM-92 Stinger.

Dưới bụng trực thăng được trang bị một pháo tự động M230 30mm với cơ số 1.200 viên đạn.

Pháo tự động M230 có tốc độ bắn 625 viên/phút, chúng có thể bắn đạn xuyên giáp để phá hủy thiết giáp hạng nhẹ.

Chưa kể AH-64 Apache còn có hệ thống tương thích với thiết bị chỉ thị mục tiêu trên mũ phi công và pháo M230.

Khi phi công quay đầu về phía nào thì khẩu pháo M230 cũng quay theo để sẵn sàng khai hỏa.

AH-64 trang bị bộ tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu TADS (AN/ASQ-170) trong đó bao gồm radar AN/APG-78 cùng các thành phần điện tử tối tân khác.

Trong đó radar điều khiển hỏa lực sóng mm AN/APG-78 được đặt trên đỉnh cánh quạt có thể theo dõi đồng thời 128 mục tiêu và tấn công 16 mục tiêu nguy hiểm nhất.

Hệ thống này còn bao gồm một camera quang truyền hình, hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại FLIR cùng hệ thống máy đo xa laser.

Cảm biến nhìn đêm dành cho phi công AH-64D là PNVS AN/AAQ-11, với thành phần quan trọng là một camera hồng ngoại.

PNVS chuyển động theo đầu của phi công với một góc ±90 độ theo chiều ngang và 20/-45 độ theo chiều lên xuống.

AH-64 Apache còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tích hợp AN/APR-39A (V), cảm biến cảnh báo radar AN/APR-48A, cảm biến cảnh báo laser AN/AVR-2, hệ thống gây nhiễu radar AN/ALQ-136, hệ thống mồi bẫy đối phó với tên lửa đối không dẫn bằng hồng ngoại.

Hệ thống chỉ thị mục tiêu TADS tương thích với nhau trên những chiếc trực thăng này để có thể hoạt động độc lập hoặc hỗ trợ cho nhau trong trường hợp cần thiết.

Để cơ động, AH-64 được trang bị 2 động cơ turboshaft T700-GE-701D công suất 2.000 mã lực/chiếc.

Với hệ thống động lực này giúp trực thăng đạt tốc độ tối đa đạt 293km/h, tốc độ hành trình 265km/h.

Bán kính chiến đấu 480km, phạm vi hoạt động tối đa 1.900 km, trần bay lên tới 6.400 m.

AH-64 Apache tham chiến lần đầu năm 1989 tại chiến trường Panama.

Sau đó chúng tiếp tục tham gia các cuộc chiến có sự can dự của Mỹ.

Đáng kể nhất là Chiến tranh Vùng Vịnh 1991, nơi trực thăng AH-64 Apache đã phá hủy hàng trăm xe tăng của Iraq.

Chính sau cuộc chiến này, AH-64 Apache đã được đặt biệt danh "sát thủ diệt tăng".

Hiện nay Mỹ tiếp tục nâng cấp dòng trưc thăng này lên các biến thể D và E với việc cải tiến động cơ, hệ thống điện tử và hệ thống rotor.

Với những cải tiến này giúp cho trực thăng AH-64 Apache vẫn đáp ứng tốt các yêu cầu hỗ trợ bộ binh và tiêu diệt mục tiêu mặt đất trong chiến tranh hiện đại.

Ngoài Mỹ còn có 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đang biên chế dòng trực thăng được coi là đáng sợ nhất thế giới này.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/truc-thang-tan-cong-ah-64-apache-my-lien-tiep-roi-post571680.antd