Triều đại nào đưa môn Toán vào nội dung thi cử lần đầu tiên?

Đây là triều đại phong kiến đầu tiên đưa Toán học vào nội dung khoa cử ở nước ta. Phép thi cử của triều đại này được lấy làm chuẩn mực cho Đại Việt xuyên suốt mấy trăm năm sau.

1. Triều đại nào lần đầu tiên đưa Toán vào nội dung thi cử?

Trần
Nguyễn
Hồ
Hậu Lê

Chính xác

Nhà Hồ (1400-1407) là triều đại đầu tiên của nước ta đưa Toán học vào nội dung thi cử. Dù chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhà Hồ đã có nhiều cải cách trong lĩnh vực giáo dục.

Năm 1396, Hồ Quý Ly cho sửa lại chế độ thi cử, đặt ra cấp thi hương (là người đầu tiên trong lịch sử đặt ra cấp thi này).

Ông cũng cho bỏ trường thi ám tả cổ văn thay bằng thi kinh nghĩa trong 4 trường thi. Đến năm 1402, ông đặt thêm kỳ thứ 5 là phải thi viết chữ và làm toán. Sự mở đường cho Toán học bắt đầu từ đây.

2. Ai được xem là nhân tài Toán học đầu tiên của nước ta thời phong kiến?

Nguyễn Trực
Lê Quý Đôn
Lương Thế Vinh
Nguyễn Bỉnh Khiêm

Chính xác

Lương Thế Vinh (1441 - 1496) được xem là nhân tài toán học lớn nhất của nước ta trong thời phong kiến.

Ông được gọi là Trạng Lường bởi rất giỏi đo lường, tính toán. Học giỏi có tiếng, Lương Thế Vinh tham dự khoa thi Quý Mùi (1463) dưới thời vua Lê Thánh Tông và đỗ ngay trạng nguyên. Ông cũng được xem là vị trạng nguyên giỏi toán nhất sử Việt.

Với quan niệm “Thần cơ diệu toán vạn niên sư” (ai tính toán giỏi là người thầy muôn đời), Lương Thế Vinh đã dành nhiều tâm huyết để biên soạn cuốn Đại thành toán pháp. Đây là bộ sách viết chuyên về toán học đầu tiên và lớn nhất trong lịch sử nước ta, được đưa vào chương trình giáo dục và khoa cử suốt hơn 400 năm.

Nội dung cuốn sách nói về kiến thức số học, có bảng cửu chương, phép tính nhân, phép bình phương (khai căn), đồng phân (chia đều); phương pháp đo lường bóng (phương pháp tam giác đồng dạng); hệ thống đo lường (cách cân, đong, đo, đếm...); cách đo điền, đo diện tích hình vuông, chữ nhật, tam giác, hình tròn...

3. Tìm đáp án đúng cho bài toán tính gà ghi trong cuốn Đại thành Toán pháp của Lương Thế Vinh.

3 gà trống, 9 gà mái và 159 gà con
6 gà trống, 18 gà mái và 147 gà con
9 gà trống, 27 gà mái và 135 gà con
19 gà trống, 57 gà mái và 95 gà con

Chính xác

Cách giải bài Toán tìm số gà của Lương Thế Vinh được ghi trong cuốn Danh nhân khoa học Việt Nam như sau:

Gọi số gà trống là A, vậy số gà mái là 3A và số gà con là 5x3A tức 15A. Theo đầu bài ta có: A + 3A + 15A = 171, tương đương 19A = 171. Vậy A = 9.

Số gà trống sẽ là 9, số gà mái là 3x9 =27; số gà con là 15x9 = 135.

4. Ông nổi tiếng vì giải được câu đố nào?

Nặn voi từ đất nhưng biết đi
Cân voi của sứ thần
Cứu vua, cha hay thầy khi thuyền đắm
Xuyên sợi chỉ qua ruột ốc

Chính xác

Theo Danh nhân đất Việt, khi sứ thần nhà Minh sang thăm nước ta, vua cử Lương Thế Vinh ra tiếp đón. Dù đã biết tiếng vị trạng nguyên, sứ thần vẫn tìm cách làm khó.

Sứ thần thách đố quan trạng cân thử con voi nặng bao nhiêu. Lương Thế Vinh thản nhiên nhận lời rồi sai người dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức thuyền chìm trong nước.

Xong xuôi, ông bảo dắt voi lên, chất đá xuống, nước ngập đến chỗ đánh dấu thì dừng. Sau đó, ông cho người chia nhỏ số đá, cân lên và tính tổng. Kết quả khiến sứ thần phục lăn.

Dù vậy, sứ thần tiếp tục đố Lương Thế Vinh đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ quyển sách. Vị quan nhà Lê trả lời rằng chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra. Sứ nhà Thanh khi đó đã phải thốt lên: Nước Nam quả có lắm người tài.

5. Trạng Lường đã sáng chế ra công cụ nào sau đây?

La bàn
Que tính
Bàn tính gẩy
Nam châm

Chính xác

Thời Lương Thế Vinh, các công cụ tính toán còn thô sơ. Sau nhiều ngày đêm suy nghĩ, Lương Thế Vinh đã sáng chế ra một công cụ tính toán là bàn tính gẩy.

Lúc đầu, ông nặn những hòn bi bằng đất có khoan lỗ ở giữa, xâu vào một cái đũi, các xâu buộc cạnh nhau thành một bàn tính. Sau đó, ông cải tiến dần những “viên tính” bằng đất thành những đốt trúc ngắn, rồi những viên tính bằng gỗ sơn màu khác nhau để dễ tính, dễ nhớ.

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/trieu-dai-dau-tien-nao-dua-mon-toan-vao-noi-dung-thi-cu-2188569.html