Trang sức bị cấm trong thể thao

Việc thực thi đột ngột lệnh cấm trang sức ở F1 dường như nhắm thẳng vào chiếc khuyên của tay đua Lewis Hamilton.

Những chiếc khuyên tai lấp lánh của Lewis Hamilton là một phần tạo nên vẻ ngoài của anh ấy, giống như kiểu tóc tự nhiên được tạo kiểu cá tính.

Thói quen đeo trang sức khi thi đấu của cầu thủ 37 tuổi chưa bao giờ là vấn đề trong 15 mùa giải F1 trước đó. Bảy trong số giải đấu đó anh đoạt được chức vô địch thế giới.

Tay đua công thức 1 - Lewis Hamilton. Ảnh: Ground News.

Tại Australian Grand Prix diễn ra từ 7-10/4, giám đốc cuộc đua tân binh Niels Wittich nói rõ rằng ông sẽ thực thi một quy định lâu đời. Theo The Guardian, quy định này cấm các tay đua mặc hoặc đeo bất kỳ vật liệu nào dễ cháy nổ.

Trong ghi chú trước cuộc đua tại Melbourne (Úc), Niels Wittich nghiêm cấm rõ ràng "việc đeo đồ trang sức dưới dạng khuyên trên cơ thể hay dây xích cổ bằng kim loại" sẽ có nguy cơ bị phạt hoặc khiển trách.

Lewis Hamilton cho rằng cấm trang sức là vi phạm quyền riêng tư. Ảnh: Marca.

Nhiều khán giả cho rằng quy chế này sẽ được ghi nhớ bằng cái tên khác: quy tắc Hamilton.

Khoe chiếc khuyên tai và khuyên mũi thương hiệu của mình trong buổi họp báo trước cuộc đua - Lewis Hamilton - tay đua da màu duy nhất của F1 đã đáp trả: "Tôi không có ý định tháo chúng ra. Tôi cảm thấy đó là những điều riêng tư và tôi chỉ mong muốn được là chính mình".

Rất ít vận động viên thể thao có những tuyên bố về thời trang giống Hamilton. Ngôi sao thể thao phá kỷ lục tại Met Gala 2021 trong bộ đồ được thiết kế riêng của Kenneth Nicholson.

Ngoài ra, anh còn trả hơn 275.000 USD cho một trong những bàn tiệc độc quyền của sự kiện - thường được mua bởi các nhà thiết kế thời trang hàng đầu. Hamilton mong muốn các nhà thiết kế da màu mới nổi khác có thể xuất hiện tại sự kiện lớn nhất của làng thời trang.

Ngôi sao F1 bao nguyên bàn tiệc Met Gala để tri ân các nhà thiết kế da màu. Ảnh: Pop Sugar.

Dù Niels Wittich quan tâm đến những tai nạn có thể bùng phát khi tai nạn xảy ra trong quá trình đua xe, thật khó để không coi sáng kiến này là ví dụ khác của các tổ chức thể thao đang kiểm soát cơ thể người da màu.

Chỉ trong bốn thập kỷ qua, NBA (Giải bóng rổ Nhà nghề Mỹ) đã cấm đồ trang sức, vải thô, băng đô. Đây là giải đấu thể thao chuyên nghiệp lớn đầu tiên áp đặt quy định về trang phục dành cho các cầu thủ khi họ đến, rời khỏi trận đấu hoặc ngồi trên băng ghế dự bị.

Biện pháp cuối cùng đó là nhằm hạn chế sự xâm lấn của văn hóa hip-hop vào thể thao. Bởi một số cầu thủ NBA bắt đầu chăm chú tới trang phục thi đấu và biến con đường thi đấu của họ trở thành sàn diễn thời trang.

Thời trang của dàn cầu thủ bóng rổ Mỹ luôn được vinh danh nhờ sự nổi bật, thời thượng. Ảnh: GQ.

NFL (Giải Bóng bầu dục Mỹ) không có lệnh cấm đối với đồ trang sức, nhưng liên đoàn hạn chế "vật cứng". Tuy nhiên, điều đó không ngăn được Odell Beckham của LA Rams gây tranh cãi vì đeo chiếc đồng hồ Richard Mille trị giá 190.000 USD trong trận đấu năm 2019.

Bên cạnh đó, Aqib Talib (đội Denver Broncos) đã giật dây chuyền vàng của Michael Crabtree (đội Oakland Raiders) ngay trên cổ anh ấy.

Odell Beckham đeo đồng hồ đắt tiền khi đang tham gia thi đấu bóng bầu dục. Ảnh: E! Universal.

MLB (Liên đoàn Bóng chày Mỹ) vẫn được đeo đồ trang sức trên sân, miễn là nó không làm gián đoạn quá trình thi đấu.

Cách đây hơn một thập kỷ, đồ trang sức không thực sự ảnh hưởng nhiều đối với các vận động viên bóng chày. Kể từ khi chiếc hoa tai của Arthur Rhodes tạo ra ánh sáng khiến Omar Vizquel chói mắt, hai bên đã xảy ra cuộc ẩu đả trên băng ghế dự bị.

Một học sinh trung học bị truất quyền thi đấu vì đeo vòng tay của Nike. Ảnh: Spense.

Tuy nhiên, trong môn điền kinh ở trường trung học, các lệnh cấm trang sức là điểm gây tranh cãi.

Sau nhiều thập kỷ xảy ra sự cố, từ dây xích lấp lánh cho đến những chiếc vòng tay cao su màu sắc, Liên đoàn Quốc gia của các Hiệp hội trường trung học đã bỏ lệnh cấm trang sức vào năm 2014.

Sự tàn phá xung quanh đồ trang sức trong thể thao dường như là một phần sự phân cực lịch sử của người da màu. Họ vốn bị ràng buộc bởi những định kiến và thành kiến hạn chế khả năng di chuyển và hoạt động trong xã hội của người da màu.

Tháng trước, Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật cấm phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc đối với tóc hoặc phong cách liên quan đến nguồn gốc quốc gia, cụ thể như dreadlocks, afros và bím tóc.

Dự luật được gọi là Đạo luật Crown, tạo ra thế giới được tôn trọng và cởi mở cho mái tóc tự nhiên. Đây là nỗ lực để giải quyết một số vấn đề xuất hiện từ nạn phân biệt chủng tộc hiện nay.

Ayanna Pressley là nhà đồng tài trợ của Đạo luật Crown, cùng với Ilhan Omar và những người khác. Ảnh: The Hill.

Hoàng Anh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/trang-suc-bi-cam-trong-the-thao-post1310581.html