Trấn Yên ngày càng khẳng định giá trị cây quế 'chủ lực'

Nói đến Trấn Yên, thường nhiều người tâm niệm đây là 'thủ phủ' của cây tre măng Bát Độ hay dâu tằm. Tuy nhiên, có một loại cây có mặt đã lâu song nay mới khẳng định được giá trị trong tập đoàn cây trồng chủ lực của địa phương. Đó chính là cây quế.

Sản phẩm quế của huyện Trấn Yên được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới.

Sản phẩm quế của huyện Trấn Yên được xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới.

Không phải quê hương cây quế song đã được trồng trên địa bàn từ rất lâu nên đến nay, toàn huyện Trấn Yên có trên 20.000 ha quế, diện tích trồng quế được phát triển tại 21 xã, thị trấn. Trong đó, diện tích tập trung chuyên canh theo hướng hữu cơ là 10.000 ha, diện tích đạt tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn trong nước trên 3.200 ha. Sản lượng vỏ quế khô hàng năm 5.000 tấn, mang lại thu nhập cho người dân trên 400 tỷ đồng/năm.

Nhữngsản phẩm làm từ quế của huyện Trấn Yên chủ yếu phục vụ xuất khẩu, nhu cầu về các sản phẩm từ quế ngày càng tăng,giá trị sản phẩm khá cao và ổn định. Trấn Yên đã đẩy mạnh khâu chế biến sâu để nâng cao giá trị xuất khẩu. Nhiều sản phẩmđạt chứng nhận OCOP 3 sao trở lên như: quế điếu thuốc Đào Thịnh, quế điêúthuốc và bột quế gia vị Hòa Cuông, tinh dầu quế Đào Thịnh và các sản phẩm khác... Trong đó, sản phẩm quế điếu thuốc Hòa Cuông là 1 trong 3 sản phẩm OCOP của huyện và trong 10 sản phẩm của tỉnh đã đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng để xuất sang thị trường Anh quốc trong thời gian vừa qua.

>> Trấn Yên vui vụ tằm xuân

Đồng chí Trần Đông - PhóBí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên cho biết: "Chương trình trồng quế trên địa bàn huyệnTrấn Yên đã góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm giàu cho nông dân, nhất là các xã vùngđồng bào dân tộc thiểu số. Việc hình thành được chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụsản phẩm, tạo lập phương thức sản xuất hàng hóa trong cơ chế thị trường đối vơíngười nông dân, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, mở rộng giaolưu hàng hóa dịch vụ, thay đổi và nâng cao nhận thức về tư duy và trình độ canhtác cho người dân, cải thiện môi trường, giảm thiểu thiên tai trong vùng…”.

Thấy rõ vai trò của cây quế trong tập đoàn cây trồng chủ lực của địa phương, trong những năm qua, huyện TrấnYên đã chú trọng quy hoạch vùngsản xuất quế tập trung, chuyên canh để pháttriển thành vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn chứng nhận vùng sản xuất quế hữu cơtrong nước và quốc tế. Tăng cường công tác kiểm tra các cơ sở sảnxuất, sơ chế, chế biến các sản phẩm quế đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định. Tăngcường công tác kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh cây quế giốngđảm bảo các quy định trong sản xuất, kinh doanh giống. Đồng thời, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc mua bán,sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đểtránh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất quế hữu cơ.

Trấn Yên cũng là địa phươngmạnh trong sản xuất quế giống

với trên 500 cơ sở,vườn ươm sản xuất và kinh doanh, với số lượng trên 20 triệu câygiống/năm. Riêng xã Báo Đáp có trên 200 cơ sở sảnxuất giống, gía cây giống bình quân từ 600-1.000 đồng/cây.

Hàng năm trên địa bàn huyện cho thu hoạch khoảng 5.000 tấn vỏquế, trên 25 tấn tinh dầu quế và các sảnphẩm từ cây quế như gỗ và tinh bột quế... Sản phẩm quế khaithác có sự liên kết giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) và cơ sở chế biến vơíngười sản xuất từ khâu trồng đến khâu khai thác, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ sảnphẩm. Giá thu mua dao động từ30.000 - 45.000 đồng/kg quế vỏ tùy loại, giá tinh dầu quế bình quân 500.000 đồng/lít.

Sản phẩm quế tiêu thụ chủ yếu ở thị trường Trung Quốc, các nước EU, Nhậtbản, Mỹ và Ấn Độ. Công ty cổ phần sản xuất và xuấtkhẩu Quế Hồi Việt Nam (VinaSamex) có cơ sở chế biến quế tại xã Đào Thịnh chủ yếu phục vụ xuất khẩu. Côngty Quế hồi cũng là doanh nghiệp duy nhấttrên địa bàn huyện có vùng sản xuất quế trên 2.000 ha đạt chứng nhận tiêu chuẩn EU, Nhật Bảnvà Mỹ.

Để khuyến khích người trồngquế gắn bó lâu dài với quê hương, cơ sở sản xuất kinh doanh, xuất khâủcó đầu ra thị trường ổn định, Trấn Yên có nhiều cơ chếchính sách hỗtrợ chương trình. Trong đó,

huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp,HTX đăng ký tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị theo Nghị quyết số69/2020/NQ-HĐND tỉnh ngày 16/12/2020 về việc ban hành Quy định một sốchính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Báigiai đoạn 2021-2025.

Trong năm 2022, huyện đã xây dựng Dự án pháttriển sản xuất quế hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị xã Kiên Thành trong hainăm 2022-2023 đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, HTX liên kết đầu tư vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm quế trên địa bàn theo hướng bền vững, đặc biệt là sản xuất, chế biến sản phẩm quế được chứng nhận hữu cơ để tiếp cận các thị trường cao cấp như Nhật, Mỹ, EU, Trung Quốc, Đài Loan... nhằm nâng cao vị thế và giá trị thu nhậpcho người sản xuất.

Bên cạnh đó, huyện cũng khuyến khích doanh nghiệp, HTX đầu tưđổi mới công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm như tinh dầu, hàng thủ công mỹ nghệ; đảm bảo kiểm soát được chất lượng, antoàn và truy xuất nguồn gốc sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụtrong nước và xuất khẩu, tiến tới cấp mã số vùng trồng, qủan lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, xây dựngthương hiệu và hệ thống chứng nhận chất lượng sản phẩm cây quế theo vùng trồngđạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.

Bùi Minh

Nguồn Yên Bái: https://baoyenbai.com.vn/12/300836/tran-yen-ngay-cang-khang-dinh-gia-tri-cay-que-chu-luc--.aspx