Trận đánh 'tự sát' của T-72 Iraq khi đối đầu với M1A1 Mỹ

Trong cuộc chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, một trong những chiến thắng ấn tượng nhất của quân đội Mỹ là việc tiêu diệt 35 xe tăng Iraq trong vòng 90 giây.

M1 Abrams là loại xe tăng chủ lực do hãng General Dynamics của Mỹ sản xuất năm 1980, theo thiết kế của kỹ sư Chrysler Defense. Tên hiệu xe được đặt theo tên của Creigton Williams Abrams Jr, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ.

M1 Abrams là loại xe tăng chủ lực do hãng General Dynamics của Mỹ sản xuất năm 1980, theo thiết kế của kỹ sư Chrysler Defense. Tên hiệu xe được đặt theo tên của Creigton Williams Abrams Jr, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ.

Các xe tăng chủ lực M1 (phiên bản M1A1, M1A2) đã được sử dụng trong 2 cuộc chiến tranh vùng Vịnh, một số cuộc xung đột khác ở Trung Đông và được xuất khẩu sang nhiều nước khác. Trên cơ sở M1, Mỹ đã sản xuất xe bắc cầu hạng nặng HAB, xe tăng phá mìn TMMCR, xe sửa chữa, cứu kéo ARV-90.

Các xe tăng chủ lực M1 (phiên bản M1A1, M1A2) đã được sử dụng trong 2 cuộc chiến tranh vùng Vịnh, một số cuộc xung đột khác ở Trung Đông và được xuất khẩu sang nhiều nước khác. Trên cơ sở M1, Mỹ đã sản xuất xe bắc cầu hạng nặng HAB, xe tăng phá mìn TMMCR, xe sửa chữa, cứu kéo ARV-90.

M1A1 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 của Mỹ. Xe tăng được trang bị tháp pháo có cỡ nòng 120 mm, có thể mang theo 40 quả đạn để tấn công các mục tiêu như xe tăng, lô cốt địch.

M1A1 là xe tăng chiến đấu chủ lực thế hệ thứ 3 của Mỹ. Xe tăng được trang bị tháp pháo có cỡ nòng 120 mm, có thể mang theo 40 quả đạn để tấn công các mục tiêu như xe tăng, lô cốt địch.

Với pháo chính 120 mm, M1A1 có thể sử dụng nhiều loại đạn như đạn xuyên giáp có sức nổ cao, đạn xuyên giáp chống tăng. Đặc biệt, đạn xuyên giáp hỗn hợp Urani nghèo và Wolfram có thể dễ dàng xuyên thủng lớp giáp dày 500 mm của xe tăng địch. Bộ giáp của xe tăng T-72 không thể chịu được sự tấn công của xe tăng M1A1.

Với pháo chính 120 mm, M1A1 có thể sử dụng nhiều loại đạn như đạn xuyên giáp có sức nổ cao, đạn xuyên giáp chống tăng. Đặc biệt, đạn xuyên giáp hỗn hợp Urani nghèo và Wolfram có thể dễ dàng xuyên thủng lớp giáp dày 500 mm của xe tăng địch. Bộ giáp của xe tăng T-72 không thể chịu được sự tấn công của xe tăng M1A1.

Trên phương diện bảo vệ, lớp giáp của xe tăng M1A1 chính là một lợi khí thế. Xe tăng được trang bị lớp giáp bảo vệ tích hợp tiên tiến và khả năng bảo vệ của nó hoàn toàn giống với xe tăng T80U của Liên Xô.

Trên phương diện bảo vệ, lớp giáp của xe tăng M1A1 chính là một lợi khí thế. Xe tăng được trang bị lớp giáp bảo vệ tích hợp tiên tiến và khả năng bảo vệ của nó hoàn toàn giống với xe tăng T80U của Liên Xô.

Khi đối mặt với các cuộc tấn công của xe tăng T-72 đối phương, lớp giáp bảo vệ hiện đại của xe tăng M1A1 hoàn toàn có thể chịu được những cú bắn từ pháo chính của xe tăng T-72.

Khi đối mặt với các cuộc tấn công của xe tăng T-72 đối phương, lớp giáp bảo vệ hiện đại của xe tăng M1A1 hoàn toàn có thể chịu được những cú bắn từ pháo chính của xe tăng T-72.

Giáp xe tăng M1A1 được tập trung dày nhất mặt trước xe, vị trí này được bổ sung loại giáp Burlington theo tên gọi của Mỹ hay Chobham theo tên gọi của Anh. Giáp Chobham có khả năng chống đạn nổ lõm cao hơn nhiều so với thép thường.

Giáp xe tăng M1A1 được tập trung dày nhất mặt trước xe, vị trí này được bổ sung loại giáp Burlington theo tên gọi của Mỹ hay Chobham theo tên gọi của Anh. Giáp Chobham có khả năng chống đạn nổ lõm cao hơn nhiều so với thép thường.

Đến cuối những năm 1980, M1A1 được tăng cường thêm giáp Uranium nghèo (DU) ở giữa hai lớp giáp mặt trước của tháp pháo giúp tăng thêm khả năng chống đạn xuyên giáp bằng động năng. Đằng sau lớp giáp cứng là một lớp làm bằng Kevlar giúp chống lại mảnh vỡ của giáp khi giáp bị xuyên phá.

Đến cuối những năm 1980, M1A1 được tăng cường thêm giáp Uranium nghèo (DU) ở giữa hai lớp giáp mặt trước của tháp pháo giúp tăng thêm khả năng chống đạn xuyên giáp bằng động năng. Đằng sau lớp giáp cứng là một lớp làm bằng Kevlar giúp chống lại mảnh vỡ của giáp khi giáp bị xuyên phá.

Còn đối với xe tăng T-72, đây là xe tăng thế hệ thứ ba do Liên Xô thiết kế sau chiến tranh và hiệu suất của nó được quân đội Liên Xô đánh giá cao. Tuy nhiên, những nhược điểm chết người của xe tăng cũng rất rõ ràng như xe thiếu hệ thống kiểm soát bắn tinh vi, dẫn đến độ chính xác khi bắn của xe tăng không tốt bằng xe tăng T80, T62.

Còn đối với xe tăng T-72, đây là xe tăng thế hệ thứ ba do Liên Xô thiết kế sau chiến tranh và hiệu suất của nó được quân đội Liên Xô đánh giá cao. Tuy nhiên, những nhược điểm chết người của xe tăng cũng rất rõ ràng như xe thiếu hệ thống kiểm soát bắn tinh vi, dẫn đến độ chính xác khi bắn của xe tăng không tốt bằng xe tăng T80, T62.

Tiếp theo là tăng T-72 có xu hướng phát nổ sau khi bị trúng đạn, điều này là do bộ nạp tự động của xe tăng được lắp đặt dưới tháp pháo. Khi mặt trước của xe tăng bị tấn công, bộ nạp tự động của xe tăng sẽ nhanh chóng bén lửa và đốt cháy lớp vỏ bên trong bộ nạp đạn tự động, kết quả là toàn bộ xe tăng cùng với tháp pháo sẽ bị “thổi bay” hoàn toàn.

Tiếp theo là tăng T-72 có xu hướng phát nổ sau khi bị trúng đạn, điều này là do bộ nạp tự động của xe tăng được lắp đặt dưới tháp pháo. Khi mặt trước của xe tăng bị tấn công, bộ nạp tự động của xe tăng sẽ nhanh chóng bén lửa và đốt cháy lớp vỏ bên trong bộ nạp đạn tự động, kết quả là toàn bộ xe tăng cùng với tháp pháo sẽ bị “thổi bay” hoàn toàn.

Khả năng bảo vệ của xe tăng T-72 thấp hơn nhiều so với xe tăng M1A1. Xe tăng M1A1 có lớp giáp bảo vệ composite cao cấp, trong khi đó lớp giáp xe tăng T72 chỉ là giáp loại bán cầu.

Khả năng bảo vệ của xe tăng T-72 thấp hơn nhiều so với xe tăng M1A1. Xe tăng M1A1 có lớp giáp bảo vệ composite cao cấp, trong khi đó lớp giáp xe tăng T72 chỉ là giáp loại bán cầu.

Phát bắn của xe tăng M1A1 có thể trực tiếp xuyên qua lớp giáp của T-72 với loại đạn xuyên giáp hỗn hợp Urani nghèo và Wolfram, trong khi T-72 khó có thể xuyên thủng xe tăng M1A1 bằng pháo 125 mm.

Phát bắn của xe tăng M1A1 có thể trực tiếp xuyên qua lớp giáp của T-72 với loại đạn xuyên giáp hỗn hợp Urani nghèo và Wolfram, trong khi T-72 khó có thể xuyên thủng xe tăng M1A1 bằng pháo 125 mm.

Qua so sánh hai chiếc xe tăng nói trên, có thể kết luận rằng M1A1 có thể đánh bại T-72. Ngoài ra, lực lượng tăng thiết giáp của Mỹ cũng được huấn luyện bài bản và nghiêm ngặt với kỹ năng chiến đấu cao, điều này cũng góp phần vào chiến tích 13 xe tăng M1A1 tiêu diệt 35 xe tăng T-72 trong 90 giây.

Qua so sánh hai chiếc xe tăng nói trên, có thể kết luận rằng M1A1 có thể đánh bại T-72. Ngoài ra, lực lượng tăng thiết giáp của Mỹ cũng được huấn luyện bài bản và nghiêm ngặt với kỹ năng chiến đấu cao, điều này cũng góp phần vào chiến tích 13 xe tăng M1A1 tiêu diệt 35 xe tăng T-72 trong 90 giây.

Hiện nay, xe tăng M1A1 vẫn là loại xe tăng chủ lực thông dụng nhất trong quân đội Mỹ. Ngoài Mỹ, M1 Abrams còn được sử dụng bởi quân đội các nước như Ai Cập, Kuwait, Saudi Arabia, Australia và Iraq. Nguồn ảnh:Warhistory.

Hiện nay, xe tăng M1A1 vẫn là loại xe tăng chủ lực thông dụng nhất trong quân đội Mỹ. Ngoài Mỹ, M1 Abrams còn được sử dụng bởi quân đội các nước như Ai Cập, Kuwait, Saudi Arabia, Australia và Iraq. Nguồn ảnh:Warhistory.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tran-danh-tu-sat-cua-t-72-iraq-khi-doi-dau-voi-m1a1-my-1634747.html