TP Vĩnh Yên tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

Năm 2024, thành phố Vĩnh Yên tiếp tục, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Thời gian qua, thành phố tập trung triển khai hiệu quả các chính sách về hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn, theo tinh thần Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ và Quyết định số 1774/QĐ-UBND ngày 30/9/2022 của UBND tỉnh Vĩnh phúc về phê duyệt Đề án cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025.

Việc này nhằm tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện (DDCI), thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực.

Ảnh minh họa (Theo: Vietnamnet).

Năm 2023, trên địa bàn thành phố có 214 doanh nghiệp doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 1.577 tỷ đồng, giảm 20,36% về số doanh nghiệp, giảm 37,76 % về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước; có 173 doanh nghệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh và 24 doanh nghiệp giải thể. Số lượng thành phần kinh tế tư nhân có mã số thuế đang hoạt động trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên là 6.698 đơn vị.

Trong đó, Doanh nghiệp tư nhân có 2.783 đơn vị; hộ SXKD cá thể 3.915 đơn vị. Tổng số thu NSNN từ các thành phần kinh tế đạt 114,635 tỷ đồng, trong đó: Doanh nghiệp 102,313 tỷ đồng, hộ kinh doanh 12,322 tỷ đồng.

Năm 2024, thành phố tiếp tục, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp mới thành lập; giảm tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động; tăng số lượng doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số; giảm chi phí đầu vào và chi phí tuân thủ pháp luật trong hoạt động đầu tư kinh doanh; giảm rủi ro chính sách; củng cố niềm tin, tạo điểm tựa phục hồi và nâng cao sức chống chịu của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố góp phần đảm bảo mục tiêu quốc gia tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 05/1/2024 của Chính Phủ.

Cùng với đó, chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, UBND các xã, phường căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xác định cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên và xây dựng, chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ và quán triệt đầy đủ, sâu sắc các nội dung trên đến các đơn vị trực thuộc và toàn thể các cán bộ, công chức thực thi công vụ trong thành phố để thực hiện. Tháo gỡ bất cập pháp lý trong thực hiện dự án đầu tư.

Nâng cao chất lượng cải cách danh mục ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh. Cùng với đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để nâng cao chất lượng quy định thủ tục hành chính và hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính.

Phấn đấu đảm bảo 100% thủ tục hành chính (TTHC) thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp chính quyền trên địa bàn thành phố được cập nhật công bố, công khai; 100% TTHC được công bố quy trình nội bộ, quy trình điện tử; tiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá TTHC để kiến nghị đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệptiếp tục tổ chức rà soát, đánh giá TTHC để kiến nghị đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Triển khai đồng bộ và hiệu quả hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính từ Thành phố đến cấp xã, phường và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm hành chính công thành phố, bộ phận một cửa cấp xã, đảm bảo 100% các TTHC được kiểm soát chặt chẽ trong toàn bộ quá trình thực hiện tại các cơ quan có liên quan.

Phấn đấu rút ngắn khoảng 10%-30% thời gian thẩm định được quy định tại quy trình thủ tục hành chính về.

Đẩy mạnh tiến độ thanh toán không dùng tiền mặt, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số; phát triển thương mại điện tử, khuyến khích người dân, doanh nghiệp áp dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch, ưu tiên giải pháp thanh toán trên thiết bị di động, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ.

Quốc Bảo

Nguồn Pháp Luật Plus: https://phapluatplus.vn/tp-vinh-yen-tiep-tuc-cai-thien-moi-truong-kinh-doanh-nang-cao-nang-luc-canh-tranh-quoc-gia-196873.html