TP. HCM cần khắc phục ngay các điểm nghẽn trong thủ tục hành chính

Từng cơ quan, đơn vị rà soát khắc phục ngay các điểm nghẽn trong thủ tục hành chính, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu quả công tác cải cách hành chính.

Chiều ngày 8/1, UBND TP. HCM tiếp tục tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Tại Hội nghị, ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. HCM thông tin, năm 2022, TP. HCM đề ra 8 nhóm nhiệm vụ để phát triển kinh tế - xã hội.

Ông Lê Hòa Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. HCM.

Phó chủ tịch Thường trực TP. HCM cho biết, đối với việc nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, TP. HCM triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính trong các lĩnh vực.

Hoàn thành đề án phân cấp, ủy quyền cho TP. Thủ Đức và trình cấp có thẩm quyền ban hành Đề án cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Thủ Đức. Đảm bảo tiến độ xây dựng và triển khai Đề án chuyển một số huyện thành quận hoặc TP. Triển khai Nghị định thay thế Nghị định số 93/2001/NĐ-CP của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực cho TP. HCM.

Đồng thời, thực hiện chuyển đổi số một cách toàn diện, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số; thiết kế đồng bộ, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống tích hợp, kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu lớn (big data), nhất là dữ liệu về dân cư, quy hoạch, y tế, giáo dục, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai, nhà ở để phục vụ hoạt động, vận hành công tác quản trị TP và đời sống nhân dân.

Cùng với đó, tập trung xây dựng chính quyền số, nhất là trong lĩnh vực cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công, mang lại các tiện lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tích cực hỗ trợ chuyển đổi số cho DN trong mọi lĩnh vực, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số thiết thực hiệu quả, có trọng tâm trọng điểm, chuyển đổi số các ngành lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục,...

Đối với việc cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp, TP. hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập quốc tế. Rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp để thu hút nhanh, hiệu quả các DN lớn trong nước và nước ngoài đầu tư có trọng tâm, chọn lọc. Tăng cường chuỗi liên kết giữa các DN nhỏ và vừa, giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp FDI, tập đoàn tư nhân lớn dẫn dắt chuỗi giá trị.

Đồng thời, kiên quyết loại bỏ các quy định và thủ tục mang tính “giấy phép con”. Chuẩn bị sẵn các điều kiện cần thiết (đất đai, thủ tục,...) nhằm mời gọi đầu tư để hình thành các DN có quy mô lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh cao ở khu vực và quốc tế.

Mặt khác, nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy các DN nhỏ và vừa nâng cao năng lực quản trị, kỹ thuật và vốn đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Hỗ trợ DN nhỏ và vừa nâng cao năng suất chất lượng và đổi mới sáng tạo; hình thành mạng lưới trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo và hỗ trợ DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển sản phẩm và thị trường. Tăng cường liên kết đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, từng cơ quan, đơn vị rà soát khắc phục ngay các điểm nghẽn trong thủ tục hành chính, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu quả công tác cải cách hành chính.

Ngoài ra, đại diện UBND TP. HCM cũng đề cập đến nhiệm vụ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; xây dựng cơ chế kiểm soát, cảnh báo dịch bệnh; nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở, y tế dự phòng; phát huy hiệu quả hoạt động Trung tâm Kiểm soát bệnh; vai trò của đội phản ứng nhanh, tổ Covid cộng đồng và lực lượng hành nghề y dược tư nhân.

Nâng cao năng lực quản trị xã hội, quản lý nhà nước và xử lý tình huống của cán bộ các cấp. Xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng chống dịch Covid-19 theo từng cấp độ dịch và triển khai khi có dịch xảy ra.

Theo ông Lê Hòa Bình, việc theo dõi sát diễn biến của biến thể mới của virus SARS-CoV-2 phảichủ động, kịp thời cảnh báo và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch phù hợp; tạo thuận lợi tối đa cho lưu thông hàng hóa, lao động trở lại sau dịch.

Xây dựng, triển khai kế hoạch tiêm vaccine mũi 1 và 2 cho trẻ từ 3 tuổi trở lên; tiêm mũi tăng cường cho các đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.Bên cạnh đó, chăm sóc sức khỏe nhân dân một cách toàn diện theo hướng chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho các nhóm đối tượng bị tác động hoặc có nguy cơ tác động cao.

Về phục hồi kinh tế, TP. HCM thực hiện các nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN), phục hồi sản xuất, kinh doanh; cũng như triển khai các chương trình phát triển kinh tế.

Đối với việc triển khai các chương trình phát triển kinh tế, TP triển khai hiệu quả Kế hoạch phục hồi ngành du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn Covid-19. Khôi phục tất cả các hoạt động và sản phẩm du lịch. Phát triển dịch vụ (tập trung dịch vụ tài chính, du lịch, ngân hàng, thương mại, logistics,...). Xem xét thí điểm triển khai mô hình vận hành, giải pháp tổ chức hoạt động theo hướng chuyển đổi số đối với hệ thống chợ đầu mối, chợ truyền thống.

Khắc phục ngay các điểm nghẽn

Đối với việc nâng cao chất lượng xây dựng chính quyền đô thị, TP triển khai đồng bộ các giải pháp cải cách hành chính trong các lĩnh vực. Hoàn thành Đề án phân cấp, ủy quyền cho TP Thủ Đức và trình cấp có thẩm quyền ban hành Đề án cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Thủ Đức. Đảm bảo tiến độ xây dựng và triển khai Đề án chuyển một số huyện thành quận hoặc TP. Triển khai Nghị định thay thế Nghị định số 93/2001/NĐ-CP của Chính phủ về phân cấp quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực cho TPHCM.

Đồng thời, thực hiện chuyển đổi số một cách toàn diện, phát triển kinh tế số, xây dựng xã hội số; thiết kế đồng bộ, xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống tích hợp, kết nối liên thông các cơ sở dữ liệu lớn (big data), nhất là dữ liệu về dân cư, quy hoạch, y tế, giáo dục, bảo hiểm, doanh nghiệp, đất đai, nhà ở để phục vụ hoạt động, vận hành công tác quản trị TP và đời sống nhân dân.

Cùng với đó, tập trung xây dựng chính quyền số, nhất là trong lĩnh vực cải cách hành chính, cung cấp dịch vụ công, mang lại các tiện lợi cho người dân và doanh nghiệp. Tích cực hỗ trợ chuyển đổi số cho DN trong mọi lĩnh vực, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số thiết thực hiệu quả, có trọng tâm trọng điểm, chuyển đổi số các ngành lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục,...

Đối với việc cải thiện môi trường đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp, TP hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thực hiện có hiệu quả các cam kết hội nhập quốc tế. Rà soát, điều chỉnh chính sách phù hợp để thu hút nhanh, hiệu quả các DN lớn trong nước và nước ngoài đầu tư có trọng tâm, chọn lọc. Tăng cường chuỗi liên kết giữa các DN nhỏ và vừa, giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp FDI, tập đoàn tư nhân lớn dẫn dắt chuỗi giá trị.

Đồng thời, kiên quyết loại bỏ các quy định và thủ tục mang tính “giấy phép con”. Chuẩn bị sẵn các điều kiện cần thiết (đất đai, thủ tục,...) nhằm mời gọi đầu tư để hình thành các DN có quy mô lớn, tiềm lực mạnh, có khả năng cạnh tranh cao ở khu vực và quốc tế.

Mặt khác, nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy các DN nhỏ và vừa nâng cao năng lực quản trị, kỹ thuật và vốn đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Hỗ trợ DN nhỏ và vừa nâng cao năng suất chất lượng và đổi mới sáng tạo; hình thành mạng lưới trung tâm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo và hỗ trợ DN khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển sản phẩm và thị trường. Tăng cường liên kết đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.

Phó Chủ tịch TP. HCM cho rằng, từng cơ quan, đơn vị rà soát khắc phục ngay các điểm nghẽn trong thủ tục hành chính, lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu quả công tác cải cách hành chính.

Hoàng Tuấn

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/tp-hcm-can-khac-phuc-ngay-cac-diem-nghen-trong-thu-tuc-hanh-chinh-post176431.html