Top vũ khí công nghệ cao được Đức quốc xã kỳ vọng ngút trời

Trong Thế chiến 2, chính quyền Hitler và Đức quốc xã đã chi không ít tiền cho việc nghiên cứu, chế tạo một số vũ khí công nghệ cao, có sức hủy diệt lớn. Hitler kỳ vọng chúng sẽ giúp nước Đức giành chiến thắng.

Máy bay ném bom tàng hình Horten Ho 229 là một trong những vũ khí công nghệ cao được chính quyền Đức quốc xã đặt nhiều kỳ vọng. Mẫu máy bay này được thiết kế dạng cánh bay, 2 động cơ phản lực và mang được 1 tấn vũ khí.

Máy bay ném bom tàng hình Horten Ho 229 là một trong những vũ khí công nghệ cao được chính quyền Đức quốc xã đặt nhiều kỳ vọng. Mẫu máy bay này được thiết kế dạng cánh bay, 2 động cơ phản lực và mang được 1 tấn vũ khí.

Trong các vũ khí, Horten Ho 229 trang bị 2 khẩu pháo, tên lửa R4M. Nó có thể bay với tốc độ 965 km/giờ và hoạt động ở độ cao 15.000m.

Trong các vũ khí, Horten Ho 229 trang bị 2 khẩu pháo, tên lửa R4M. Nó có thể bay với tốc độ 965 km/giờ và hoạt động ở độ cao 15.000m.

Horten Ho 229 là máy bay tàng hình đầu tiên của thế giới. Các kỹ sư đã cho bay thử nghiệm mẫu máy bay này năm 1944. Theo ước tính, Đức quốc xã đã chi khoảng 500.000 mark để sản xuất mẫu máy bay tiên tiến này.

Horten Ho 229 là máy bay tàng hình đầu tiên của thế giới. Các kỹ sư đã cho bay thử nghiệm mẫu máy bay này năm 1944. Theo ước tính, Đức quốc xã đã chi khoảng 500.000 mark để sản xuất mẫu máy bay tiên tiến này.

Tuy nhiên, đến cuối cùng, máy bay ném bom tàng hình Horten Ho 229 không thể triển khai trong Thế chiến 2 vì gặp một số vấn đề. Các chuyên gia cho rằng nếu vũ khí này được Đức triển khai thì cục diện Thế chiến 2 có thể thay đổi.

Tuy nhiên, đến cuối cùng, máy bay ném bom tàng hình Horten Ho 229 không thể triển khai trong Thế chiến 2 vì gặp một số vấn đề. Các chuyên gia cho rằng nếu vũ khí này được Đức triển khai thì cục diện Thế chiến 2 có thể thay đổi.

Một vũ khí đáng gờm khác của Đức quốc xã là bom thông minh Fritz X điều khiển bằng vô tuyến. Vũ khí này được mệnh danh là "ông của các loại bom thông minh".

Một vũ khí đáng gờm khác của Đức quốc xã là bom thông minh Fritz X điều khiển bằng vô tuyến. Vũ khí này được mệnh danh là "ông của các loại bom thông minh".

Các kỹ sư của phát xít Đức đã thiết kế bom Fritz X mang khối lượng thuốc nổ 1.565 kg cùng với bộ thu nhận tín hiệu vô tuyến. Thêm nữa, bom Fritz X có cánh đuôi tinh vi để hướng vũ khí này nhắm trúng mục tiêu.

Các kỹ sư của phát xít Đức đã thiết kế bom Fritz X mang khối lượng thuốc nổ 1.565 kg cùng với bộ thu nhận tín hiệu vô tuyến. Thêm nữa, bom Fritz X có cánh đuôi tinh vi để hướng vũ khí này nhắm trúng mục tiêu.

Về uy lực, bom thông minh Fritz X có thể xuyên thủng lớp giáp thép dày 71 cm. Máy bay của Đức quốc xã có thể ném vũ khí này từ độ cao 6.000m. Tuy nhiên, chỉ có một vài máy bay của Không quân Đức là được thiết kế để mang loại bom này. Do đó, bom thông minh Fritz X không thể giúp Hitler thay đổi cục diện chiến tranh.

Về uy lực, bom thông minh Fritz X có thể xuyên thủng lớp giáp thép dày 71 cm. Máy bay của Đức quốc xã có thể ném vũ khí này từ độ cao 6.000m. Tuy nhiên, chỉ có một vài máy bay của Không quân Đức là được thiết kế để mang loại bom này. Do đó, bom thông minh Fritz X không thể giúp Hitler thay đổi cục diện chiến tranh.

Xe tăng đánh bom cảm tử mini Goliath là một vũ khí đặc biệt của phát xít Đức. Nó được điều khiển bằng vô tuyến, chạy bằng 2 động cơ điện (sau này được thiết kế chuyển sang chạy bằng động cơ gas).

Xe tăng đánh bom cảm tử mini Goliath là một vũ khí đặc biệt của phát xít Đức. Nó được điều khiển bằng vô tuyến, chạy bằng 2 động cơ điện (sau này được thiết kế chuyển sang chạy bằng động cơ gas).

Mẫu xe tăng Goliath được thiết kế có thể mang khối lượng thuốc nổ từ 60 - 100 kg.

Mẫu xe tăng Goliath được thiết kế có thể mang khối lượng thuốc nổ từ 60 - 100 kg.

Quân đội Đức quốc xã đã sản xuất hơn 7.000 xe tăng Goliath trong Thế chiến 2 với mục tiêu hỗ trợ lực lượng bộ binh trong các cuộc tấn công quân địch. Sáng chế vũ khí này của Đức quốc xã dù có khả năng sát thương cao nhưng không thể giúp Hitler giành được chiến thắng trước quân đồng minh.

Quân đội Đức quốc xã đã sản xuất hơn 7.000 xe tăng Goliath trong Thế chiến 2 với mục tiêu hỗ trợ lực lượng bộ binh trong các cuộc tấn công quân địch. Sáng chế vũ khí này của Đức quốc xã dù có khả năng sát thương cao nhưng không thể giúp Hitler giành được chiến thắng trước quân đồng minh.

Mời độc giả xem video: Khoảng 800.000 tấn bom đạn còn sót lại sau chiến tranh. Nguồn: THĐT1.

Tâm Anh (theo BI)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/top-vu-khi-cong-nghe-cao-duoc-duc-quoc-xa-ky-vong-ngut-troi-1917266.html