Tổ hợp diệt mọi loại tăng Kornet-EM sẵn sàng tham chiến

Tổ hợp tên lửa chống tăng “Kornet-EM” đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm và sẵn sàng phục vụ quân đội.

Dự án đầy hứa hẹn này là một tổ hợp tên lửa chống tăng “Kornet-EM”, chúng đã trải qua giai đoạn cuối cùng của cuộc thử nghiệm. Hệ thống này đã trải qua tất cả các thử nghiệm cần thiết, chúng sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt để biên chế cho quân đội.

Đây là loại tên lửa có khả năng cơ động cũng như tính năng chiến đấu cao và Lực lượng Lục quân có thể bổ sung tổ hợp tên lửa chống tăng mới này.

Tổ hợp tên lửa chống tăng “Kornet-EM”. Ảnh: Bastion-karpenko.narod.ru

Vào cuối tuần trước, trên các phương tiện truyền thông Nga đã đưa tin về dự án “Kornet-EM”.

Theo nguồn tin giấu tên trong Bộ Quốc phòng cho biết rằng, các chuyên gia kỹ thuật quân đội hoàn thành thử nghiệm hệ thống chống tăng mới. Hệ thống này đã hoàn thành thử nghiệm với kết quả tương đối tốt.

Theo kết quả thử nghiệm, có thể khẳng định rằng, tổ hợp tên lửa chống tăng mới ATGM “Kornet-EM” đang ở một mức độ sẵn sàng cao về kỹ thuật và sẵn sàng các hợp đồng cung cấp cho quân đội.

Trong cuộc thi quốc tế về hệ thống phòng thủ được tổ chức tại Ashuluk đã trưng trưng bày cho mọi người về khả năng hoạt động”Kornet-EM”. Theo tính toán tổ hợp này có bốn ống phóng tên lửa có điều khiển, có thể đánh bại tất cả mục tiêu trong điều kiện cho phép.

Từ kết quả của cuộc thi, tổ hợp tên lửa đầy hứa hẹn này đã được các lãnh đạo của Lực lượng Hàng không vũ trị đánh giá rất cao.

Nhớ lại rằng, tổ hợp tên lửa chống tăng “Kornet-EM” được tạo ra bởi phòng thiết kế Tula, đây là bản phát triển mới nhất trong dòng “Kornet” và chúng khác biệt với người tiền nhiệm của nó là một số tính năng mới. Để tăng khả năng bắn tên lửa xa hơn nhà sản xuất đã đề xuất xây dựng một hệ thống trên khung gầm xe.

“Kornet-EM” (cũng sử dụng các ký hiệu “Cornet-D” và “Cornet-D1”) có thể sử dụng hai loại bệ phóng.

Phiên bản nổi tiếng nhất của tổ hợp “Kornet-EM” là “Cornet-D1”. Phiên bản của tổ hợp tên lửa chống tăng này được đặt trên khung xe tự hành, trong đó có thể cải thiện đáng kể tính di động của mình và cải thiện các đặc tính chiến đấu cơ bản. Trước hết là có sự gia tăng đáng kể đạn dược và khả năng tấn công hai mục tiêu đồng thời trên một chiếc xe chiến đấu.

Tính năng cơ bản của xe tự hành tổ hợp tên lửa này sử dụng sử dụng xe bọc thép “Tiger” với bánh xe 4x4. Bên trong cabin của chiếc xe này có tập hợp các thiết bị khác nhau và hệ thống cần thiết để thực hiện tấn công mục tiêu nhờ dử dụng tên lửa dẫn đường. Ngoài ra, ở phía sau máy được đặt hai bệ phóng cho tên lửa.

Bệ phóng trên xe tự hành chống tăng bao gồm một số phần chính. Tất cả các trụ chống gắn bốn công ten nơ vận tải –khởi động chứa tên lửa, dưới đó là một khối thiết bị quang-điện tử cần thiết cho các mục đích của hướng dẫn tìm kiếm mục tiêu và tên lửa.

Các thiết bị phóng hỗ trợ được trang bị ổ đĩa để nâng cao tên lửa hơn trong chiến đấu. Sau khi bắn thì bệ phóng có thể được trả lại lại vào thân.

Việc sử dụng hai bệ phóng trong thiết kế này mang đến cho xe tự hành này có một số lợi thế. Trước hết, các đầu đạn tương đối lớn sẵn sàng để sử dụng, bao gồm tám tên lửa ở hai bệ phóng. Ngoài ra, có tới 8 công ten nơ với các tên lửa có thể được lưu trữ bên trong máy. Để phóng phải được thực hiện bằng tay bởi người điều khiển.

Hai bệ phóng “Cornet-EM” được trang bị hệ thống quang-điện tử, làm tăng khả năng chiến đấu của tổ hợp. Với hệ thống riêng biệt, người điều khiển có khả năng đồng thời bắn hai mục tiêu khác nhau cùng lúc.

Hệ thống quang điện tử của các bệ phóng có một camera vô tuyến truyền hình và hình ảnh nhiệt có độ phân giải cao và một máy đo khoảng cách bằng laser với chức năng dẫn đường tên lửa.

Các hệ thống điều khiển tên lửa bao gồm một bàn điều khiển với giao diện điều khiển là một màn hình để hiển thị video, tự động theo dõi các mục tiêu và một tập hợp các thiết bị khác.

Các thiết bị có sẵn cho phép để tìm kiếm mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết và bất cứ lúc nào trong ngày. Cung cấp tìm kiếm và tấn công trạm cố định và mục tiêu di động, bao gồm cả máy bay ở độ cao lên đến vài km. Một bảng điều khiển từ xa cho phép các người điều khiển ở cách xa phương tiện chiến đấu lên đến 50 m.

Trong khuôn khổ của dự án “Kornet-EM” một số thay đổi mới cho tên lửa hiện đã được phát triển. Những sản phẩm này có các thiết kế và nguyên tắc hoạt động tương tự nhưng khác nhau về đặc tính chiến đấu. Bất kể những biến thể, tổ hợp tên được đặt trong công ten nơ chiều dài 1,21 m. Khối lượng tên lửa trong đó không vượt quá 33 kg.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/to-hop-diet-moi-loai-tang-kornet-em-san-sang-tham-chien-3317730/