Tỉnh phía Bắc nào ở nước ta không có núi, rừng và biển?

Tỉnh này không có núi, rừng và biển, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là vùng đất có truyền thống văn hiến từ lâu đời.

1. Tỉnh nào phía Bắc nước ta không có núi, rừng và biển?

A

Hải Dương

B

Hưng Yên

Tỉnh không có núi, rừng và biển ở Việt Nam mà chỉ có đồng bằng chính là Hưng Yên. Đây là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng của Việt Nam, dân số khoảng 1.302.000 người.
Hưng Yên giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội. Tỉnh diện tích khoảng 900 km2, chiếm 6,02% diện tích đồng bằng Bắc Bộ.
Dù không có lợi thế về rừng biển nhưng Hưng Yên vẫn giữ cho mình chỗ đứng riêng với nhiều công trình cổ kính độc đáo. Những công trình tôn giáo, tín ngưỡng hay lễ hội đã tạo nên không gian văn hóa vừa đa dạng văn hóa vừa đa dạng hình thức, đậm đà bản sắc dân tộc.

C

Hà Nội

D

Vĩnh Phúc

2. Trong quá khứ, Hưng Yên từng hợp nhất với tỉnh nào?

A

Hà Nam

B

Nam Định

C

Hải Dương

Ngày 26/1/1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Quyết định hợp nhất hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương thành tỉnh Hải Hưng, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Hải Dương.
Hải Hưng là tỉnh lớn, nằm ở trung tâm châu thổ đồng bằng Bắc bộ, chiếm 21,7% tổng diện tích, số dân 1.630.000 người, mật độ 632 người/km2. Là tỉnh đông dân của miền Bắc, nằm giáp thủ đô Hà Nội và thành phố Hải Phòng, Hải Hưng có vị trí trọng yếu về kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp, sản lượng lương thực hàng năm đạt 600.000 tấn, chiếm 13% tổng số sản lượng miền Bắc.
Năm 1996, Hải Hưng được tách làm hai tỉnh là Hưng Yên và Hải Dương. Tỉnh Hưng Yên gồm 6 đơn vị hành chính cấp huyện. Đến nay, Hưng Yên có 10 huyện, thành phố. Trong đó, thành phố Hưng Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh.

D

Bắc Ninh

3. Nhắc tới Hưng Yên bạn nhớ tới loại quả nào?

A

Nhãn

Nhắc đến Hưng Yên người ta nhớ ngay đến nhãn lồng. Nhiều năm qua, nhãn vẫn được coi là sản phẩm nông sản chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, làm giàu cho nông dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Nhãn lồng Hưng Yên đặc biệt ngon, quả to, tròn, da láng, cùi nhãn giòn, trong như hổ phách, nước ngọt lịm, mát và thơm đến lạ. Bóc lớp vỏ mỏng láng, màu vàng nâu nhạt, để lộ lớp cùi nhãn dày trắng ngà hấp dẫn với hương thơm nhẹ nhàng.
Theo tổng hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh có gần 5 nghìn héc-ta sản xuất nhãn, tập trung ở các huyện: Khoái Châu, Ân Thi, Phù Cừ, Tiên Lữ và thành phố Hưng Yên. Hiện nhãn trà sớm chỉ chiếm 5 – 7% trong tổng diện tích nhãn toàn tỉnh.

B

Cam

C

Bưởi

D

Vải

4. Ngôi chùa nào tại Hưng Yên được mệnh danh là "Chùa vàng Thái Lan" của Việt Nam?

A

Chùa Lạc Thủy

B

Chùa Chuông

C

Chùa Ông

D

Chùa Phúc Lâm

Chùa Phúc Lâm tỉnh Hưng Yên hấp dẫn du khách với vẻ ngoài rực rỡ sắc vàng. Cũng bởi vậy mà nơi đây còn được mệnh danh là "chùa vàng Thái Lan" của Việt Nam.
Chùa Phúc Lâm tọa lạc tại thôn La Mát, xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, cách Hà Nội khoảng 1 giờ di chuyển. Nơi đây là địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách với phong cảnh làng quê yên bình và thanh tịnh.
Ngôi chùa nằm trên vùng đất rộng khoảng 4ha. Điều gây ấn tượng mạnh mẽ chính là vẻ ngoài được dát vàng vô cùng rực rỡ. Kết cấu ngôi chùa gồm tòa Tiền đường và tòa Thượng điện. Chùa bao gồm 4 tòa tháp, có nhiều pho tượng Phật lớn và mang vẻ thiêng liêng, huyền bí cũng không kém phần thanh tịnh.

5. Món ăn nổi tiếng tại Hưng Yên là?

A

Bánh đa trộn

B

Bánh cuốn

C

Chả gà

Chả gà Tiểu Quan là món ăn nổi tiếng, có xuất xứ từ thôn Tiểu Quan, thuộc xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, Hưng Yên.
Tiểu Quan là một thôn thuần nông của xã Phùng Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Ngay cả các vị cao niên trong làng cũng không ai còn nhớ nguồn gốc, sự ra đời của món chả gà có từ bao giờ mà chỉ biết từ khi lớn lên đã thấy những người trong làng chế biến và thưởng thức món ăn này vào những dịp lễ hay Tết.
Để có được món chả ngon, người Tiểu Quan phải kỹ lưỡng ngay từ khâu chọn gà. Khác hẳn với món chả thịt lợn nướng, chả gà nướng không để miếng mà là thịt gà nạc tinh. Gà thịt để làm chả phải là loại gà trống tơ nặng khoảng 1,2 - 1,5kg, chưa thiến và chưa đạp mái. Gà làm sạch, chọn chỗ thịt nạc nhất, bỏ hết gân xương rồi thái miếng nhỏ, sau đó cho vào cối giã như giã giò lụa truyền thống. Khi thịt gần nhuyễn thì trộn thêm lòng đỏ trứng gà, nước mắm ngon, bột nêm, hạt tiêu, gừng và một chút mỡ lợn thái hạt lựu rồi giã tiếp.
Giã thịt gà cũng phải đòi hỏi sự khéo léo và công phu. Người giã phải giơ chày thật cao, nhát chày chắc nịch và đặc biệt là không được để cho thịt bắn ra ngoài cối. Giã xong, chọn chiếc mo cau mới rụng, hoặc lá chuối tây rửa sạch cắt thành từng miếng vuông nhỏ rồi phết thịt vừa giã lên, dàn mỏng cho miếng chả có đường kính khoảng 20 - 50cm.

D

Bún cá rô đồng

6. Địa danh nào tại Hưng Yên được coi là "Tiểu Tràng An"?

A

Phố Hiến

Phố Hiến xưa còn được mệnh danh là "Tiểu Tràng An" do có sự hình thành các phố phường sầm uất lớn (Thăng Long - Kẻ Chợ). Phố Hiến là di tích lịch sử ở TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên rộng khoảng 5 km2.
Theo trang Thông tin Đối ngoại tỉnh Hưng Yên, sử sách ghi lại, những điều kiện thuận lợi về địa hình dòng chảy của các con sông như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đáy giúp Phố Hiến trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của xứ Đàng ngoài vào khoảng thế kỷ 17 - 18
Trước kia Phố Hiến là cảng biển sầm uất bậc nhất của nước ta, nếu so sánh với Hội An, lúc bấy giờ Phố Hiến sầm uất hơn nhiều, bởi Phố Hiến có vị trí thuận lợi hơn cho việc giao thương.
Nếu như kinh thành Thăng Long có 36 phố phường thì Phố Hiến hơn 20 phường thị và các cửa hiệu buôn bán nổi tiếng như Tân Thị, Tiên Miếu, Hậu Trường... Đến nay, dân gian vẫn truyền tai nhau câu nói "Thứ nhất Kinh Kỳ, Thứ nhì Phố Hiến" để chỉ sự sầm uất của thương cảng này. Sau thời kỳ phồn thịnh, Phố Hiến bước vào quá trình suy thoái, bắt đầu từ thế kỷ 19

B

Phố Núi

C

Mỹ Hào

D

Tiên Lãng

Khánh Sơn

Nguồn VTC: https://vtc.vn/tinh-phia-bac-nao-o-nuoc-ta-khong-co-nui-rung-va-bien-ar825230.html