Tỉnh nào có rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam?

Rừng ngập mặn tại Việt Nam tập trung phần lớn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của khu vực ven biển.

1. Tỉnh nào ở Việt Nam có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất?

Bạc Liêu
Cà Mau
Sóc Trăng
Trà Vinh

Chính xác

Cà Mau là tỉnh có diện tích rừng ngập mặn lớn nhất Việt Nam. Rừng ngập mặn tại đây còn được gọi là rừng đước, do thực vật ngập mặn chủ yếu là cây đước.

Trên thực tế, môi trường ngập mặn rất bất lợi cho cây cối phát triển. Những loài thực vật có thể sinh sống trong điều kiện này thường mọc theo bụi, chúng sống nhờ nguồn dinh dưỡng từ nước ngọt và nước mặn pha trộn.

2. Rừng quốc gia nào ở tỉnh này chuyên bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn?

Rừng quốc gia Mũi Cà Mau
Rừng quốc gia U Minh Hạ
Rừng quốc gia U Minh Thượng
Rừng quốc gia Nam Cát Tiên

Chính xác

Tỉnh Cà Mau có 2 rừng quốc gia bao gồm: rừng quốc gia U Minh Hạ và rừng quốc gia Mũi Cà Mau. Trong khi rừng quốc gia Mũi Cà Mau mang nét đặc trưng của hệ sinh thái ngập mặn, rừng quốc gia U Minh Hạ lại mang nét đặc trưng của hệ sinh thái rừng ngập lợ.

3. Vai trò chủ yếu của rừng ngập mặn đối với môi trường thiên nhiên là gì?

Giảm xói lở, bảo vệ đất
Chống thiên tai
Giảm ô nhiễm
Cả 3 ý trên

Chính xác

Thực vật trong rừng ngập mặn có bộ rễ nôm, sống thành cụm, do đó khiến giảm chiều cao và độ mạnh của sóng biển đánh vào bờ, đồng thời giúp tích tụ phù sa, chống xói mòn đất.

Rừng ngập mặn lọc bỏ các loại trầm tích, chất ô nhiễm ra khỏi đại dương và sông ngòi. Vì vậy, chúng làm sạch nguồn nước cho hệ sinh thái xung quanh.

Một số nghiên cứu cho thấy, rừng ngập mặn còn góp phần loại bỏ khí thải nhà kính, vốn là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu trên trái đất.

4. Tình trạng nước biển dâng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tác động thế nào đến rừng ngập mặn?

Nước biển dâng giúp rừng ngập mặn phát triển
Nước biển dâng khiến rừng ngập mặn bị phá hủy
Nước biển dâng không có tác động gì tới rừng ngập mặn do các loại cây đã thích nghi để chịu mặn

Chính xác

Tình trạng nước biến dâng đe dọa đến sự tồn tại của rừng ngập mặn trên khắp thế giới. Cây ngập mặn có thể thích nghi với nồng độ muối cao trong nước, tuy nhiên vẫn còn môi trường trộn lẫn nước ngọt để tồn tại.

Ở điều kiện thông thường, hệ sinh thái rừng ngập mặn sẽ phát triển dần về phía có địa hình cao nhằm đối phó với tình trạng nước biển dâng. Tuy nhiên, việc xây đê chống nước biển của con người có thể làm ngăn cản quá trình này.

5. Quần thể rừng ngập mặn thuộc rừng quốc gia U Minh Thượng nằm ở tỉnh nào?

Tiền Giang
Sóc Trăng
An Giang
Kiên Giang

Chính xác

Phân tách với U Minh Hạ bằng con sông Trẹm, rừng quốc qua U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang cũng nổi tiếng với hệ sinh thái ngập mặn. Tại đây, các loại cây như tràm, đước phát triển trên đất than bùn, với diện tích gần 3.000ha.

Vườn quốc gia U Minh Thượng được công nhận là khu Ramsar (vùng đất ngập nước có tầm quan trọng với thiên nhiên thế giới) theo Công ước Ramsar do cộng đồng quốc tế ký năm 1971. Hiện tại, ở Việt Nam chỉ có 8 địa điểm nằm trong danh sách này.

Thúy Nga

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/tinh-nao-co-rung-ngap-man-lon-nhat-viet-nam-2128721.html