Tỉnh nào có hai di sản thế giới?

Việt Nam hiện có tám di sản thế giới được UNESCO công nhận nhưng riêng tỉnh này có hai di sản thế giới. Nằm ở ven biển Trung Bộ, tỉnh này sở hữu nhiều nét đẹp lịch sử, văn hóa, là điểm đến của du khách trong và ngoài nước.

1. Tỉnh nào sau đây ở Việt Nam có hai di sản thế giới?

icon

Quảng Ninh

icon

Ninh Bình

icon

Quảng Nam

Câu trả lời đúng là đáp án C: Việt Nam hiện có tám di sản thế giới được UNESCO công nhận, bao gồm hai di sản thiên nhiên (vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng), năm di sản văn hóa (khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, thành nhà Hồ, quần thể di tích cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn), một di sản hỗn hợp (quần thể danh thắng Tràng An). Trong đó, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn thuộc tỉnh Quảng Nam, vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Phố cổ Hội An cách thành phố Ðà Nẵng về phía nam 28 km, ra đời vào khoảng nửa cuối thế kỷ 16. Nhờ kết hợp các nền văn hóa qua nhiều thời kỳ, là điển hình tiêu biểu của cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn hoàn hảo, đô thị cổ Hội An được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1999. Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu. Đây được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam. Năm 1999, UNESCO công nhận thánh địa Mỹ Sơn là di sản văn hóa thế giới.

2. Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu con sông nào?

icon

Sông Thu Bồn

icon

Sông Tam Kỳ

icon

Sông Cổ Cò

Câu trả lời đúng là đáp án A: Nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, Hội An từng là một trong những thương cảng sầm uất nhất Việt Nam trong thế kỷ 17-18, thu hút thương gia từ Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Italy... Kiến trúc nhiều ngôi nhà và chùa chiền ở đây chịu ảnh hưởng của phong cách nhiều quốc gia. Những ngôi nhà cổ bên sông gần như không thay đổi qua các cuộc chiến tranh vào thế kỷ 20. Phố cổ Hội An là trường hợp hiếm thấy trên thế giới được xem như bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị. Quần thể di tích kiến trúc cổ, từ hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ... được bảo tồn gần như nguyên trạng.

3. Địa danh nào ở Quảng Nam được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới?

icon

Cát Tiên

icon

Cù Lao Dung

icon

Cù Lao Chàm

Dài, Hòn Mồ, Hòn Khô mẹ, Hòn Khô con, Hòn Lá, Hòn Tai, Hòn Ông. Theo Việt Nam Văn hóa và Du lịch, tổng diện tích các đảo trên 15 km2, rừng chiếm 90%. Là di tích văn hóa lịch sử gắn với sự hình thành và phát triển của đô thị thương cảng Hội An, Cù Lao Chàm thường được gọi là "Champello" trên bản đồ Tây phương xưa, xuất phát từ tiếng Autronesian, "Pulau Champa". Ngoài ra, Cù Lao Chàm còn có các tên gọi khác như Puliciam, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La. Cù Lao Chàm có khí hậu quanh năm mát mẻ, hệ động thực vật phong phú (nhiều hải sản và yến sào), các rặng san hô được nhà khoa học đánh giá cao. Năm 2003 khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm được thành lập; năm 2009 được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Ngoài ra, Cù Lao Chàm còn có nhiều di tích thuộc các nền văn hóa Sa Huỳnh, Chăm Pa, Đại Việt, với các công trình kiến trúc cổ của người Chăm và người Việt có niên đại vài trăm năm.

4. Tên gọi Quảng Nam xuất hiện từ thời vua nào?

icon

Thời nhà Trần

icon

Thời Lê

icon

Thời chúa Nguyễn

Câu trả lời đúng là đáp án B: Lịch sử hình thành Quảng Nam gắn liền với dòng chảy nam tiến mở rộng bờ cõi của dân tộc Việt Nam. Trước kia, Quảng Nam là đất Chiêm Thành. Năm 1306, vua Chiêm Thành là Chế Mân dâng hai châu Ô tức Thuận Châu (nam Quảng Trị, Huế) và châu Rí tức Hóa Châu (một phần Huế, bắc sông Thu Bồn) làm sính lễ cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân. Biên giới Đại Việt là sông thu Bồn, người Việt dần chuyển đến định cư tại hai vùng đất mới. Tên gọi được thay đổi nhiều lần trong tiến trình lịch sử, thành xứ Quảng Nam năm 1490, trấn Quảng Nam năm 1520, dinh Quảng Nam năm 1602. Từ đó đến năm 1613, chúa Tiên sai con trai thứ sáu là Nguyễn Phước Nguyên (1563-1635) vào trấn thủ vì chúa và các cận thần đều xem đây là “đất yết hầu của miền đất Thuận - Quảng”. Sau khi kế nghiệp chúa Tiên, Phước Nguyên trao dinh Quảng Nam lại cho thái tử Nguyễn Phước Kỳ, tiếp theo là Nguyễn Phước Lan… cho đến thế kỷ 18 khi vương quyền chúa Nguyễn tan rã mới chấm dứt. Năm 1806, vua Gia Long đổi là Trực lệ Quảng Nam dinh thuộc Kinh sư. Đến năm 1832, đời vua Minh Mạng thứ 13 đổi thành tỉnh Quảng Nam.

5. Tỉnh nào của nước ta duy nhất có ba mặt đất liền giáp biển?

icon

Khánh Hòa

icon

Kiên Giang

icon

Cà Mau

Câu trả lời đúng là đáp án C: Cà Mau là tỉnh cực Nam của Việt Nam cũng là tỉnh duy nhất cả nước có ba mặt giáp biển. Phía Bắc và Đông Bắc tỉnh Cà Mau giáp Kiên Giang, Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông; phía Tây giáp vịnh Thái Lan.

6. Tỉnh nào nhiều đảo nhất Việt Nam?

icon

Hải Phòng

icon

Quảng Ninh

icon

Khánh Hòa

Câu trả lời đúng là đáp án B: Quảng Ninh là tỉnh ven biển, biên giới thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Diện tích của tỉnh là 6.110 km2, dân số 1,32 triệu người (số liệu năm 2019). Quảng Ninh có 250 km đường bờ biển với hơn 2.000 đảo lớn nhỏ, chiếm hai phần ba số đảo cả nước (2.779 đảo). Quảng Ninh nổi tiếng thế giới với vịnh Hạ Long, được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 1994 và tái công nhận lần hai vào năm 2000. Địa danh này còn được bình chọn là một trong 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới, năm 2011. Quảng Ninh có nhiều di tích lịch sử như: bãi cọc Bạch Đằng - nơi diễn ra trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam (năm 1288); núi Yên Tử - nơi vua Trần Nhân Tông xuất gia tu hành và sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm. Đây là tỉnh duy nhất có bốn thành phố (Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí, Hạ Long) - nhiều nhất cả nước, đồng thời có trữ lượng than đá nhiều nhất Việt Nam.

7. Tỉnh thành nào có diện tích lớn nhất miền Nam?

icon

TP.HCM

icon

Bình Phước

icon

Kiên Giang

Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2016 Bình Phước có diện tích 6.876,6 km2, lớn nhất trong 19 tỉnh thành phía Nam. Địa phương có diện tích rộng thứ hai là Kiên Giang với 6.348,7 km2, thứ ba là Đồng Nai với 5.863,6 km2. Tỉnh Bình Phước thuộc vùng Đông Nam Bộ, ở vị trí trung chuyển giữa vùng này với Nam Tây nguyên. Phía đông tỉnh giáp 3 tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai; phía nam giáp tỉnh Bình Dương; phía tây giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia; phía Bắc tiếp giáp tỉnh Krachê và Mundukini (Campuchia). Theo cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh Bình Phước, địa phương có địa hình đa dạng, gồm cả cao nguyên, đồi núi và đồng bằng. Đất đai thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế rất cao như: tiêu, điều, cà phê, cao su... Địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc cùng sinh sống, trong đó chiếm tỷ lệ lớn là dân tộc thiểu số, đặc biệt là người S'Tiêng. Bài hát Tiếng chày trên sóc Bom Bo của cố nhạc sĩ Xuân Hồng đã lấy chất liệu thực tế từ đời sống chiến đấu chống Mỹ giữ đất quê hương của đồng bào S'Tiêng ở sóc Bom Bo (tỉnh Bình Phước). Một số dân tộc ít người khác sinh sống tại tỉnh này là: Hoa, Khmer, Nùng, Tày...

8. Tỉnh thành nào có diện tích nhỏ nhất khu vực miền Nam?

icon

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

icon

Thành phố Hồ Chí Minh

icon

Thành phố Cần Thơ

Câu trả lời đúng là đáp án C: Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, diện tích của thành phố Cần Thơ (năm 2016) là 1.439,2 km2, bé nhất trong số 19 tỉnh thành phía Nam. Tỉnh có diện tích nhỏ thứ hai là Vĩnh Long với 1.525,6 km2, thứ ba là Hậu Giang với 1.621,8 km2. Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 65 km dọc bờ tây sông Hậu. Phía bắc tỉnh giáp tỉnh An Giang; phía đông giáp Đồng Tháp, Vĩnh Long; phía tây giáp Kiên Giang và phía nam giáp tỉnh Hậu Giang.

Kết quả

Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!

điểm

Đỗ Hợp (t/h)

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/tinh-nao-co-hai-di-san-the-gioi-post1479369.tpo