Tỉnh nào có diện tích trồng lúa lớn nhất Việt Nam?

Đây là một tỉnh giáp biển, có diện tích trồng lúa lớn nhất Việt Nam.

1. Tỉnh nào có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước?

Kiên Giang
Thái Bình
Cà Mau
Sóc Trăng

Chính xác

Đồng bằng sông Cửu Long sở hữu 52% tổng diện tích trồng lúa tại Việt Nam. Trong đó, Kiên Giang là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nhất cả nước với hơn 722.000ha.

Kiên Giang nằm giáp vịnh Thái Lan. Đây cũng là tỉnh rộng nhất Đồng bằng sông Cửu Long và rộng thứ hai miền Nam, chỉ sau Bình Phước.

Theo thống kê năm 2022, sản lượng lúa của Kiên Giang đứng đầu cả nước với 4.405 triệu tấn.

2. Tỉnh nào sau đây không tiếp giáp với Kiên Giang?

Hậu Giang
An Giang
Bạc Liêu
Trà Vinh

Chính xác

Phía Bắc tỉnh Kiên Giang giáp với Campuchia, đường biên giới dài khoảng 56,8km. Phía Nam Kiên Giang giáp tỉnh Cà Mau, phía Tây giáp vịnh Thái Lan với đường bờ biển dài 200km.

Phía Đông Kiên Giang giáp tỉnh An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu và thành phố Cần Thơ.

Kiên Giang không nằm cạnh tỉnh Trà Vinh.

3. Thành phố của tỉnh Kiên Giang là gì?

Thành phố Long Xuyên
Thành phố Châu Đốc
Thành phố Rạch Giá
Thành phố Đồng Xoài

Chính xác

Rạch Giá là thành phố của tỉnh Kiên Giang. Theo thống kê năm 2020, TP Rạch Giá có diện tích 105,86km2, dân số đạt 228.416 người.

Ngoài Rạch Giá, Kiên Giang còn có thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam – Phú Quốc, đóng vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng và an ninh.

4. Quá trình khai phá, phát triển của mảnh đất Kiên Giang gắn liền với danh nhân nào dưới đây?

Nguyễn Hữu Cảnh
Nguyễn Hữu Tín
Mạc Kính Cửu
Nguyễn Công Trứ

Chính xác

Mạc Kính Cửu (1655-1735) được biết đến là người có công khai phá vùng đất Hà Tiên, nay là địa phận các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau...

Mạc Cửu gốc là người phủ Lôi Châu (tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc). Vì không phục nhà Thanh, ông cùng gia quyến rời quê hương, vượt biển tới Việt Nam.

Sau một thời gian định cư, khai phá vùng đất Hà Tiên, Mạc Cửu về dưới trướng chúa Nguyễn Phúc Chu. Ông được chúa Nguyễn phong chức tổng binh cai trị vùng Căn Khẩu (Hà Tiên sau này).

Sau khi Mạc Cửu qua đời, con của ông là Mạc Thiên Tứ kế nghiệp cha. Dòng họ Mạc được Ninh vương Nguyễn Phúc Trú nâng lên hàng vương tôn.

5. Con kênh đào lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long nào chảy qua địa phận tỉnh Kiên Giang?

Kênh Vĩnh Tế
Kênh Bảo Định
Kênh nhà Lê
Kênh Thoại Hà

Chính xác

Kênh Vĩnh Tế là con kênh chảy qua địa phận hai tỉnh An Giang, Kiên Giang. Kênh chạy song song với biên giới Việt Nam – Campuchia, bắt đầu từ bờ tây sông Châu Đốc nối với sông Giang Thành, thuộc thành phố Hà Tiên.

Kênh được đào hoàn toàn bằng tay dưới thời nhà Nguyễn. Đây là một trong những công trình thủy lợi quy mô nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ngoài việc dẫn nước phục vụ nông nghiệp, kênh Vĩnh Tế còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình bảo vệ chủ quyền đất nước.

Thúy Nga

Nguồn VietnamNet: https://vietnamnet.vn/tinh-nao-co-dien-tich-trong-lua-lon-nhat-viet-nam-2161009.html