Tìm hiểu về 'Phật Pháp Vân' ở Việt Nam

Pháp Vân là một trong bốn vị Phật thuộc hệ thống Tứ Pháp. Tứ Pháp gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, là những thần linh đại diện cho mưa, gió, sấm, chớp, tạo điều kiện đảm bảo cho một nền sản xuất nông nghiệp được phát triển.

Mục lục bài viết

Pháp Vân là một trong bốn vị Phật thuộc hệ thống Tứ Pháp. Tứ Pháp gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, là những thần linh đại diện cho mưa, gió, sấm, chớp, tạo điều kiện đảm bảo cho một nền sản xuất nông nghiệp được phát triển.

Mở đầu
1. Lý do thờ tự và tên gọi Pháp Vân
2. Tư liệu ghi chép về phật Pháp Vân
3. Việc thờ tự phật Pháp Vân trong lịch sử và hiện nay
4. Nhận xét

Pháp Vân là một trong bốn vị Phật thuộc hệ thống Tứ Pháp. Tứ Pháp gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, là những thần linh đại diện cho mưa, gió, sấm, chớp, tạo điều kiện đảm bảo cho một nền sản xuất nông nghiệp được phát triển.

Tác giả: ThS. Mai Thị Huyền, Viện Sử học
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 3/2024

Tóm tắt: Bài viết đề cập đến lý do xuất hiện và tên gọi Pháp Vân, những ghi chép về Pháp Vân trong các tư liệu thành văn, minh chuông, bi ký. Là một vị phật quan trọng trong hệ thống Tứ pháp, Pháp Vân được thờ tự rộng rãi ở miền Bắc của Việt Nam. Hệ thống tứ pháp bắt nguồn từ Luy Lâu (Bắc Ninh) rồi mở rộng ra phía Hưng Yên, Hà Nội và Hà Nam.

“Phật Pháp Vân” là một minh chứng cho sự kết hợp giữa tín ngưỡng bản địa của người Việt với văn hóa của Ấn Độ. Đồng thời cũng thể hiện tính độc đáo của nền văn hóa của người dân trồng lúa nước, coi trọng nông nghiệp, kính trọng thần linh.

Từ khóa: Pháp Vân, “Phật Pháp Vân”, Tứ pháp…

Mở đầu

Tại miền Bắc của Việt Nam, có khá nhiều ngôi chùa mang tên Pháp Vân. Từ rất sớm, tên gọi Pháp Vân đã được nhắc đến trong nhiều nguồn tư liệu. Chẳng hạn: “Rước tượng Pháp Vân về Đông Kinh để cầu mưa”, hay “vua đích thân đến chùa Pháp Vân để cầu tạnh”, hoặc: rước tượng Phật Pháp Vân về “Vua thân đến chùa Pháp Vân ở Duềnh Bà để cầu mưa, nhân đó quan hệ mật thiết với điều kiện tự nhiên.

Người Việt thường có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, điều này nhấn mạnh yếu tố nước có vị trí quan trọng hàng đầu trong việc trồng cấy. Nước lại liên quan đến yếu tố mưa, vì mưa có ảnh hưởng rất lớn đến việc trồng trọt. Trên thực tế: “Ở nước ta là xứ thuộc miền khí hậu gió mùa, mỗi năm chia làm hai mùa, một mùa mưa nhiều và một mùa mưa ít hay là mùa khô ráo.

Về mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 9 có gió nam thổi đem lại nhiều mưa. Về mùa lạnh, từ tháng 10 đến tháng 3, gió bắc thổi tiết trời thường ít mưa hay khô ráo. Tuy mỗi năm có hai mùa, chùa Báo Thiên”. Vậy Pháp Vân là ai? Vì sao “Phật Pháp Vân” lại được thờ tự rộng rãi ở Việt Nam, việc thờ ngài thể hiện thế nào, đó là những nội dung mà bài viết này hướng đến tìm hiểu.

Tượng Phật Pháp Vân chùa Dâu (Bắc Ninh) – Ảnh: St

1. Lý do thờ tự và tên gọi Pháp Vân

Việt Nam là một nước sản xuất nông nghiệp, con người có nhưng ranh giới giữa hai mùa không phải luôn luôn được rành mạch và không ở vào một thời gian nhất định, nó có thể xuất hiện sớm hoặc muộn tùy từng năm. Ngay trong giữa mỗi mùa cũng có thể xảy ra những hiện tượng trái ngược với thời tiết thông thường như mưa to giữa mùa hạn hoặc hạn hán giữa mùa mưa.

Chính trong những lúc khí hậu thay đổi thất thường này, mùa màng mới dễ bị tổn thất nhiều, vì nó xảy ra một cách bất ngờ và nông dân không thể dự đoán trước được”(1). Vì vậy, mưa là yếu tố khí hậu làm cho sản xuất nông nghiệp phải phụ thuộc vào thiên nhiên nhiều nhất.

Từ sự coi trọng những yếu tố tự nhiên, người Việt đã nảy sinh tín ngưỡng tin vào Tự nhiên. Không chỉ Việt Nam mà các nước thuộc châu Á, nhất là những quốc gia có nông nghiệp trồng lúa nước, họ đều coi trọng thần. Tín ngưỡng thờ thần ở Việt Nam bao giờ cũng mang tính nữ, là Mẫu- Mẹ, Đất Mẹ, từ đó mà sinh sôi nảy nở ra vạn vật. Bên cạnh thờ thần linh, thần Thành hoàng thì Việt Nam còn có tục thờ Mẫu, Tam phủ, Tứ phủ.

Gần đây, đã có những nghiên cứu của vài tác giả về sự dung hòa giữa tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt với đạo Phật (Phật giáo Ấn Độ). Trương Sỹ Hùng cho rằng ở thành Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) có sự hòa nhập giữa tục thờ đá của người Việt với đức Phật Ấn Độ ngoại nhập trong khoảng thời gian từ giữa thế kỷ II đến thế kỷ III. Theo đó Phật giáo Việt Nam đã tạo ra bốn vị Phật bản địa là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện.

Những vị Phật này rất linh thiêng nên được vua chúa và dân chúng nhiều thời kỳ thực hiện cầu đảo(2). Tác giả Thích Đồng Niệm trong bài nghiên cứu cũng đã khẳng định sự hòa nhập giữa Phật giáo Ấn Độ và tín ngưỡng bản địa Việt Nam: “Tính thần bí trong Thiền học Khâu Đà La + Nàng Mán là do dung hợp giữa Phật giáo quyền năng với tín ngưỡng Vật Linh bản xứ, đây là nhằm đáp ứng một nhu cầu xã hội trong bối cảnh Giao Châu tự trị”(3).

Vậy Man nương (Nàng Mán) ở Việt Nam có nguồn gốc từ đâu? Lý giải điều này cũng là cơ sở để hiểu được xuất thân của “Phật Pháp Vân”.

Tương truyền Man nương là người con gái mồ côi, phục vụ bếp và thụ giáo tại chùa. Một lần nằm ngủ, do sự vô ý của vị thiền sư Khâu Đà La (Ấn Độ) bước qua người Man nương, khiến cô mang thai. Sau khi sinh đứa bé gái, cô đã gửi lại cho nhà sư. Sư Khâu Đà La bèn đem đứa bé đến cây cổ thụ bên sông Thiên Đức (sông Đuống ngày nay) cạnh thành Luy Lâu rồi niệm chú, dùng thiền trượng gõ vào gốc cây. Gốc cây liền nứt ra, nhà sư đặt đứa bé vào đó, vết nứt dần khép lại.

Cây dâu cổ thụ sau một lần mưa to gió lớn đổ xuống, được thần nhân báo mộng lấy gỗ tạc tượng thờ sẽ được phúc lớn, nên người dân trong làng đã tạc 4 pho tượng đặt tên là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện.

Theo sách Lĩnh Nam chích quái (Vũ Quỳnh và Kiều Phú soạn) thì truyền thuyết kể trên được chép khác hơn. Sau khi Man nương sinh đứa bé gái, gặp nhà sư, Sư Khâu Đà La đã tặng cho cô cây trượng: “Ta cho nàng vật này, mang về nhà nếu gặp năm đại hạn thì lấy trượng cắm xuống đất, lấy nước cứu sinh dân….Gặp năm đại hạn, nàng lấy trượng cắm xuống đất, tự nhiên nước cuồn cuộn chảy ra, dân được nhờ ơn. Khi Man nương ngoài chín mươi tuổi là lúc cây phù dung bị đổ, trôi ra ở bến sông trước cửa chùa, quanh quẩn ở đấy mà không trôi đi.

Dân thấy thế, định bổ làm củi nhưng rìu nào cũng đều bị gãy, bèn đưa hơn ba trăm người trong làng ra kéo cây gỗ lên mà không chuyển. Gặp lúc Man nương xuống bến rửa tay, thử kéo chơi thì cây chuyển động. Chúng đều ngạc nhiên, bảo Man nương kéo lên bờ sai thợ tạc bốn pho tượng Phật. Khi xẻ cây gỗ đến chỗ đặt đứa con gái thì thấy đã hóa thành một tảng đá rất rắn. Tốp thợ lấy rìu đập tảng đá, rìu đều bị mẻ. Họ liền vứt đá xuống vực sông, một tia sáng chói lên, hồi lâu đá mới chìm xuống nước. Bọn thợ đều chết cả.

Dân mời Man nương bái lễ, thuê dân chài lặn xuống nước vớt lên, rước vào tự điện, đặt vào bên trong tượng Phật, tượng Phật tự nhiên trông như mạ vàng. Sư Già La đặt Phật hiệu là: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp lôi, Pháp Long, tứ phương cầu đảo không điều gì không ứng”(4).

Như vậy, theo những căn cứ trên thì Pháp Vân là một trong bốn vị Phật thuộc hệ thống Tứ Pháp. Tứ Pháp gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện, là những thần linh đại diện cho mưa, gió, sấm, chớp, tạo điều kiện đảm bảo cho một nền sản xuất nông nghiệp được phát triển. Trong bốn vị trên, Pháp Vân là phật được coi là quan trọng nhất, giữ vị trí đứng đầu, vì người dân cho rằng có mưa mới có nước, mà mưa lại liên quan đến mây.

Theo Từ điển Hán -Việt, khái niệm Pháp Vân (法雲) được giải nghĩa là: Pháp (法): nghĩa là phép, là giỏi một môn gì đó có thể cho người trông mình mà bắt chước được; Vân (雲): Nghĩa là mây(5). Pháp Vân có thể hiểu nghĩa là người giỏi tạo ra mây, hay là Thần mây.

2. Tư liệu ghi chép về phật Pháp Vân

Tên gọi Pháp Vân xuất hiện sớm nhất vào năm Giáp Tuất (1034), trong ghi chép của sách Đại Việt sử ký toàn thư: “Năm ấy, sư Hưu ở chùa Pháp Vân, châu Cổ Pháp tâu rằng, trong chùa ấy phát ra mấy luồng ánh sáng”(6). Khi biên soạn sách Lĩnh Nam chích quái (ghi chép những câu chuyện linh dị ở đất Lĩnh Nam (Việt Nam hiện nay)), tác giả Vũ Quỳnh và Kiều Phú cũng đã dành hai trang 64-65 để chép về truyện Man nương. Theo các tác giả này thì Pháp Vân chính là hóa thân của con gái Man nương.

“Phật Pháp Vân” cũng được các tài liệu chính sử ghi nhận khá nhiều với chi tiết nhà vua thực hiện nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh, rước tượng của ngài hoặc đến lễ bái. Ví như năm Nhâm Tý (1072), vua Lý đã cho “rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân về Kinh sư cầu tạnh”(7). Việc cầu phật Pháp Vân lại được tiếp tục thực hiện vào năm Quý Sửu (1073): “Bấy giờ mưa dầm, rước phật Pháp Vân về Kinh để cầu tạnh”(8).

Vào năm Đinh Tỵ (1137) “vua ngự đến chùa Báo Thiên, làm lễ phật Pháp Vân để cầu mưa. Đêm ấy mưa to”(9). Sách Cương mục cũng chép về Pháp Vân như sau: “Tháng 5 năm Mậu Thân (1188), hạn hán. Nhà vua đến chùa Pháp Vân, chính mình làm lễ đảo vũ. Lại rước tượng Phật ở chùa Pháp Vân về chùa Báo Thiên để cầu đảo”(10). Năm Giáp Dần (1434): “Vua Lê sai các quan rước phật chùa Pháp Vân ở Cát Châu về Đông Kinh (nay là Hà Nội) để cầu mưa”(11).

Ngoài ra, còn có nguồn tư liệu văn bia, minh chuông, thần tích, thần sắc đã cung cấp những căn cứ cụ thể về phật Pháp Vân. Trong cuốn sách Làng cổ Hà Nội, tác giả Lưu Minh Trị khẳng định có bài minh chuông được khắc vào năm 1653 tại làng Nành, Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội.

Chi tiết này góp phần khẳng định sức sống của phật Pháp Vân trong làng xã: “Trong bài minh chuông “Pháp Vân tự tường chú tạo hồng chung” (Đúc chuông lớn chùa Pháp Vân) làm tháng 12 năm Quý Tỵ niên hiệu Thịnh Đức (1653) có viết: “Nay chùa Pháp Vân là thắng địa huyện Đông Ngàn, là danh lam xã Phù Ninh. Xung quanh là sông Thiên Đức bao quanh, tây nam có hổ chầu tận tụy, bên trái có núi cao trấn giữ, phía đông bắc có rồng ẩn hữu tình thật là một thắng địa, một thế kỳ vĩ”(12).

Tại các thư viện Việt Nam còn lưu giữ những sắc phong thần Pháp Vân. Theo Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long- Hà Nội (tập 4) của tác giả Vũ Văn Quân thì Thần tích, văn bản chép năm 1938, gồm 22 trang chữ quốc ngữ lưu tại Viện Thông tin Khoa học xã hội, ký hiệu Q4018/II, 5 cho biết về sự tích 2 thiên thần là Pháp Vân và Pháp Lôi.

Thần sắc gồm 88 trang, trong “Hà Đông tỉnh, Thường Tín phủ, Thượng Phúc huyện, Thượng Cung tổng, các xã thần sắc”, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ký hiệu AD. A2/71 có nội dung “phong cho chùa Pháp Vân là đệ nhất đại danh lam của nước An Nam”. Bên cạnh đó còn có “Pháp Vân Pháp Lôi nhị tự ký” gồm 4 tờ khổ 16x30cm, không rõ thời gian và người soạn chép, cũng lưu tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu AE.a2/99. Thần tích thôn Văn Hội, huyện Thường Tín năm 1938 cũng đề cập đến 2 thiên thần là Pháp Vân và Pháp Lôi.

Hiện thôn Văn Giáp, huyện Thường Tín, Hà Nội vẫn còn lưu giữ thần tích và thần sắc chép về phật Pháp Vân. Tại chùa Pháp Vân, xã Văn Giáp, huyện Thường Tín có tên Pháp Vân tự bi ký, được dựng vào năm Hoàng Định 17 (1616) có nội dung: “Chùa Pháp Vân nguyên là danh lam cổ tích của địa phương. Năm Ất Mão (1615), dân xã cùng các thiện tín tu sửa hậu đường, hành lang gồm 17 gian 2 chái chùa Pháp Vân. Bia ghi họ và tên các hưng công hội chủ và những người quyên góp công đức vào việc tu sửa chùa”(13).

3. Việc thờ tự phật Pháp Vân trong lịch sử và hiện nay

Theo nhiều nguồn tư liệu việc thờ tự “Phật Pháp Vân” trải dài từ Bắc Ninh xuống Hà Nam hiện nay. Tại miền Trung và Nam của Việc Nam do không tư liệu ghi chép về vấn đè này nên chúng tôi chưa thể đưa ra kết luận.

Nơi đầu tiên thờ Pháp Vân là chùa Dâu, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh. Đây vốn là trung tâm Phật giáo đầu tiên của Việt Nam và sau đó lan truyền xuống phía Nam. Chùa Dâu ở huyện Thuận Thành, nay thuộc Thanh Khương, Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh vốn có tên ban đầu là Pháp Vân được nhà Lý cho xây dựng vào năm 1161. Sách Đại Việt sử ký toàn thư đã chép về sự kiện này: “Dựng chùa Pháp Vân ở châu Cổ Pháp.

Chùa Pháp Vân tức là chùa Dâu ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc (nay thuộc Bắc Ninh)”(14). Nhưng sách Chùa Việt Nam và Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam lại chép là chùa Dâu được ra đời vào đầu Công nguyên. Có thể những ghi chép về sau còn tản mạn, hay thiếu sót, vì trên thực tế, vùng Dâu của Bắc Ninh đã có sự tồn tại của Phật giáo rất lâu, trước cả thời nhà Lý. Do vậy, chúng tôi chấp nhận cứ liệu cho rằng chùa Dâu ra đời vào đầu Công nguyên là chính xác hơn.

Sau chùa Dâu đã hình thành nên hệ thống chùa thờ Tứ Pháp (trong đó có thờ Phật Pháp Vân). Xin xem bảng thống kê sau:

Nguồn: Võ Văn Tường, Những ngôi chùa nổi tiếng Việt Nam, Nxb. Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 1994;
Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, Chùa Việt Nam, Nxb. Thế giới, 2008.

Bảng 1 đã cho thấy quá trình lan truyền việc thờ tự phật Pháp Vân từ Bắc xuống Nam, trong đó Hà Nội, Hà Nam là những nơi có hệ thống thờ Pháp Vân nhiều hơn cả.

Trong chùa Dâu, tượng phật Pháp Vân được tạc màu đen, đội khăn áo màu vàng, cổ đeo tràng hạt, nét mặt rất hiền hậu, miệng mỉm cười. Tại chùa Nành, tượng Pháp Vân để trần phần trên, tượng thân hình cân đối, nét mặt trẻ trung, đôn hậu như cô thôn nữ. Chùa Bà Đanh, tượng Pháp Vân được tạc gần gũi, thân thiện, da trắng, khuôn mặt hiền từ, đầu đội mũ kim khôi, giống tượng các vị Thánh Mẫu.

Chùa Dâu (Bắc Ninh) – Ảnh: St

Không chỉ được thờ tự trong các ngôi chùa, “Phật Pháp Vân” còn được người dân tưởng nhớ và tôn kính qua các nghi lễ cầu mưa, lễ hội rước tượng, lễ hội nâng phan ở một số nơi miền Bắc Việt Nam.

Chẳng hạn như lễ hội nâng phan ở chùa Nành, cây phan tượng trưng cho khóm lúa, bó lúa được nâng lên khỏi miệng hố, thể hiện ước vọng của người dân làm nông nghiệp cầu mong sự ấm no, đầy đủ.

Ngoài ra, ở chùa Nành (Ninh Hiệp, Hà Nội) hàng năm còn diễn ra lễ tế và rước kiệu Pháp Vân: “Sau khi tế lễ xong, dân làng rước kiệu của bà Pháp Vân từ chùa ra đặt tại thạch sàng (giường đá) tại bãi cây vông. Tiếp theo là lễ rước, lấy nước từ giếng chùa Cả mang ra thạch sàng. Sau lễ rước nước là lễ kéo ngựa. Ngựa bằng gỗ được đặt trên phản gỗ có bánh xe do một cụ già đi đầu và 16 người chia làm hai hàng cầm dây kéo từ chùa ra bãi cây vông”(15).

Chùa Nành (Hà Nội) – Ảnh: St

Tại chùa Pháp Vân (Thường Tín, Hà Nội), lễ hội dân gian được tổ chức nhằm tưởng niệm “Phật Pháp Vân” vào ngày 8 tháng 4 Âm lịch tại thôn Văn Giáp, xã Văn Bình. Lai lịch cụ thể của chùa này như sau: “Chùa Pháp Vân thờ thần Pháp Vân. Sách bạc cùng sách Thái Ninh niên chế ngọc phả của chùa có ghi tích Phật thoại (thời Lý Nhân Tông): khi đám rước tượng Phật đi cầu mưa, đến xứ Bồ Đà thuộc thôn Văn Giáp thì bỗng mưa to, sấm chớp nổi lên, trời đất tối sầm.

Lúc sau trời tạnh quang, đám rước khởi hành nhưng chỉ khiêng được hai kiệu rước Pháp Vũ, Pháp Điện, còn hai kiệu rước Pháp Vân, Pháp Lôi không đi được. Việc được tâu lên, vua phán rằng, sinh ra ở phương Tây, muốn trấn ngự ở phương Nam, đất này ắt có linh khí. Rồi nhà vua cấp tiền dựng hai ngôi chùa, cho thần dân đèn hương thờ phụng”(16).

Hàng năm, ở chùa Thái Lạc (Hưng Yên) đã diễn ra lễ hội cầu mưa vào ngày 10 đến 12 tháng 4 Âm lịch. Lễ hội nhằm cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, thu hút nhiều người tham gia, thể hiện văn hóa truyền thống của cư dân đồng bằng Bắc Bộ.

Ghi chép trong sách Lịch sử tỉnh Hưng Yên đã cho biết về lễ hội này như sau: “Tại chùa Thái Lạc vào mùa hạn hán, người ta rước tượng Pháp Vân ra khỏi chùa cùng với tượng của các bà Pháp Lôi, Pháp Vũ ở các chùa gần đến chùa Ôn Xá (còn gọi là chùa Un ở xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm)- nơi thờ bà Pháp Điện để làm lễ cầu mưa. Năm nào đại hạn thì phải rước cả thành hoàng làng đến hội với các bà Tứ pháp để làm lễ cầu mưa”(17). Người dân thôn Đanh Xá (Hà Nam) lại có tục rước tượng Bà Đanh với nhiều nghi thức độc đáo.

4. Nhận xét

“Phật Pháp Vân” là một trong bốn vị phật thuộc tín ngưỡng thờ Tứ pháp của Việt Nam thời cổ- trung đại. “Phật Pháp Vân” ra đời là ước vọng của người dân sản xuất lúa nước cầu mong mưa thuận, gió hòa, mùa màng phong đăng. Tín ngưỡng thờ phật Pháp Vân khẳng định bà vừa là thần vừa là Phật của khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

“Phật Pháp Vân” còn thể hiện sự dung hòa giữa Phật giáo Ấn Độ những năm đầu Công nguyên khi được truyền vào Việt Nam và tín ngưỡng bản địa. Đây là nét độc đáo thể hiện tinh thần độc lập về tư tưởng của Việt Nam, có nền văn hóa riêng, văn hóa Phật giáo mang bản sắc của người Việt. Điều này cũng chứng tỏ Phật giáo được truyền từ Ấn Độ vào Việt Nam từ khá sớm.

Sở dĩ phật Pháp Vân được coi trọng hơn cả và thờ nhiều ở miền Bắc Việt Nam là vì trong tâm thức của người Việt, thần mây, mây tạo ra mưa là yếu tố quan trọng nước. Có nước mới đảm bảo cho nền sản xuất được duy trì. Mặt khác, nhiều nước quá cũng gây hại cho việc trồng cấy, nên các nghi lễ cầu mưa, cầu tạnh của nhà vua, triều đình được thực hiện vào những năm nắng hạn hay lũ lụt đều là thể hiện tinh thần kính trọng thần Phật và sự nối tiếp một cách sâu sắc tín ngưỡng thờ Tứ pháp ở Việt Nam.

Tác giả: ThS. Mai Thị Huyền, Viện Sử học
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 3/2024

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/tim-hieu-ve-phat-phap-van-o-viet-nam.html