Tìm hiểu tên chính xác của Kinh Dược Sư

Kinh Dược Sư thuộc loại Kinh nhật tụng. Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là vị Phật có công năng chữa bệnh. Trong kinh, đức Phật Thích Ca giới thiệu đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật là vị vua về thầy thuốc.

Kinh Dược Sư thuộc loại Kinh nhật tụng. Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là vị Phật có công năng chữa bệnh. Trong kinh, đức Phật Thích Ca giới thiệu đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật là vị vua về thầy thuốc.

Tác giả: Hoàng Phước Đại – Đồng An
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 3/2024

Kinh Dược Sư (tạng Hán) có rất nhiều phiên bản. Nếu tra ở Càn Long tạng tại tập 36 có các Kinh văn có tên là Dược Sư gồm:

– Phật Thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, do Thầy Tổ Đạt Ma Cấp Đa dịch (từ trang 4 đến trang 13);

– Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, do Thầy Tổ Pháp Sư Huyền Trang dịch (từ trang 16 đến trang 26);

– Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Nguyện Công Đức Kinh quyển thượng, do Thầy Tổ Nghĩa Tịnh dịch (từ trang 28 đến trang 40);

– Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bản Nguyện Công Đức Nguyện Công Đức Kinh quyển hạ, do Thầy Tổ Nghĩa Tịnh dịch (từ trang 22 đến trang 54).

Nếu tra ở CBETA tìm được hai bản kinh:

– Phật Thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, số T0449(2).

– Thất Phật Bản Nguyện Công Đức Nguyện Công Đức Kinh quyển thượng, số T0450(3).

Nếu tra ở Vĩnh Lạc tạng tìm được Phật Thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, do tổ Đạt Ma Cấp Đa dịch, từ trang 402 đến trang 415(4).

Kinh Dược Sư thuộc loại Kinh nhật tụng. Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là vị Phật có công năng chữa bệnh. Trong kinh, đức Phật Thích Ca giới thiệu đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật là vị vua về thầy thuốc. Khi còn hành Bồ Tát đạo, Ngài đã phát 12 đại nguyện để cứu độ chúng sinh. Đức Phật dạy, hành trì kinh Dược Sư giúp cho chúng ta được tiêu trừ ách nạn, kéo dài thọ mạng. Các chùa từ mùng 8 tháng Giêng trở đi thường khai đàn Dược Sư để đại chúng cùng tụng đọc và hành trì kinh.

Kinh được các phật tử trì tụng với niềm tin chữa được những đau khổ từ thân và tâm, từ đó giúp người hành trì Kinh có cuộc sống an lạc hơn. Đặc biệt là đoạn Chú Dược Sư quán đỉnh chân Ngôn.

Khi tìm hiểu các Kinh văn Dược Sư rồi đối chiếu lại thì có điều hơi bất ngờ. Bản Kinh Dược Sư được Giáo hội Phật giáo Việt Nam ban hành để tụng ở các chùa hiện nay có tên là Phật Thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh, bản Kinh do Thầy Tổ Pháp Sư Huyền Trang dịch.

Nếu chiếu theo nguyên bản (Hán tạng cả Càn Long, CBETA và Vĩnh Lạc) thì không có đoạn Chú Chú Dược Sư quán đỉnh chân ngôn. Nếu trong tạng Hán (Càn Long và CBETA) muốn đọc đoạn Chú thì phải đọc bản Thất Phật Bản Nguyện Công Đức Nguyện Công Đức Kinh.

Ngày nay, nhờ các phiên bản được cung cấp trên hệ thống công nghệ thông tin, phật tử có thế tìm kiếm các bản gốc từ các thư viện trên mạng internet để đối chiếu tìm hiểu cội nguồn.

Là con cháu của Phật, tiếp nối tổ tiên, phật tử chúng ta phải giữ gìn và hiểu rõ từng nguồn gốc và cội nguồn của từng Kinh văn, đặt cho đúng tên Kinh, tên các vị thầy tổ đã dịch Kinh.

Học và và hành trì Kinh Phật phải biết giữ được cội nguồn từng Kinh văn thì mới góp phần làm cho cây Phật giáo ngày càng đâm chồi và nở hoa.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Tác giả: Hoàng Phước Đại – Đồng An
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 3/2024

***

CHÚ THÍCH:
(1) https://hoavouu.com/images/fi e/T5ofnGAx0QgQANM0/qianlong-036.pdf
(2) https://cbetaonline.dila.edu.tw/zh/T0449
(3) https://cbetaonline.dila.edu.tw/zh/T0450
(4) https://www.rongmotamhon.net/xem-kinh_phat-thuyet-duoc-su_cktdcqcc_vinh-lac.html?PDF=yes

Nguồn Tạp chí Phật học: https://tapchinghiencuuphathoc.vn/ten-chinh-xac-cua-kinh-duoc-su.html