Tiết lộ choáng váng về đệ nhất mỹ nhân Trung Quốc cổ đại

Đối với hậu thế, Tây Thi luôn là biểu tượng sắc đẹp đứng đầu tứ đại mỹ nhân cổ đại, nhưng thực tế ai mới xứng là đệ nhất mỹ nhân?

Với tất cả mọi người, khi nhắc đến tứ đại mỹ nhân cổ đại ở Trung Quốc đều nhắc đến Tây Thi, Điêu Thuyền, Vương Chiêu Quân và Dương quý phi. Đây được coi là bốn mỹ nhân đẹp nhất, là thước đo chuẩn mực về cái đẹp cho phụ nữ trong thiên hạ. Ảnh minh họa chân dung Tây Thi.

Đứng đầu trong tứ đại mỹ nhân là Tây Thi, nhưng nếu chỉ dùng tiêu chí về nhan sắc để bình bầu có lẽ danh hiệu đệ nhất mỹ nhân cổ đại phải dành cho Mao Tường. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.

Trong chính sử không tìm thấy những ghi chép cụ thể chỉ biết nàng vốn là ái thiếp của Việt Vương Câu Tiễn cuối thời Xuân Thu. Trên thực tế, Mao Tường mới chính là hiện thân của cái đẹp. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.

Câu thành ngữ “Chim sa cá lặn” vốn dành để miêu tả vẻ đẹp của Mao Tường, Li Cơ nổi tiếng trong “Trang Tử Tề vật luận”, và nàng mới chính là nguyên mẫu của vẻ đẹp “ cá lặn” chứ không phải Tây Thi. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.

Các văn nhân hậu thế khi nhắc đến vẻ đẹp của mỹ nữ đầu tiên đều nhắc đến Mao Tường rồi mới đến Tây Thi. Nhưng vì sao Mao Tường lại không nổi tiếng như Tây Thi? Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.

Thực ra, các mỹ nhân trong tứ đại mỹ nhân hoàn toàn không chỉ đánh giá dựa trên nhan sắc mà còn dựa vào bối cảnh chính trị. Ngoài nhan sắc trời ban hơn người, những mỹ nhân này đều gánh trên vai một trọng trách chính trị của lịch sử, vì thế mà trở nên nổi tiếng với hậu thế. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.

Xưa nàng Tây Thi xả thân cứu nước Việt, Vương Chiêu Quân nhẫn nhịn vì đại nghĩa, Điêu Thuyền dùng mình làm mỹ nhân kế ly gián cha con Đổng Trác-Lã Bố, Dương quý phi trở thành tác nhân gây ra “An sử chi loạn”. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.

Mao Tường tuy nhan sắc nổi trội hơn cả, nhưng vốn là một sủng phi chỉ an phận thủ thường với cuộc sống bình yên chốn hậu cung nên ít được hậu thế biết đến và nhắc tới. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.

Còn Tây Thi thân nữ nhi yếu đuối nhưng lập nên “kỳ tích vĩ đại”, xả thân giúp Việt diệt Ngô, đối với hậu thế nàng luôn nhận được sự đồng cảm, ngưỡng mộ và thương cảm, cuộc đời nàng gắn với một giai đoạn lịch sử vì thế luôn được quan tâm, bình luận và trở nên nổi tiếng. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.

Ngoài ra, có một giả thuyết cho rằng, vào cuối thời Xuân Thu, Việt Vương Câu Tiễn chính là một điển hình “anh hùng yêu mỹ nhân”, nếu Tây Thi thực tế mới là mỹ nhân đẹp nhất có lẽ Câu Tiễn đã đổi ý dùng Mao Tường thay Tây Thi đến nước Ngô làm gián điệp và những cái tên trong tứ đại mỹ nhân cổ đại có lẽ đã khác. Ảnh minh họa chân dung Mao Tường.

Tuyết Mai

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tiet-lo-choang-vang-ve-de-nhat-my-nhan-trung-quoc-co-dai-696609.html