Tiền Giang: Triển khai các giải pháp phòng, chống hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024

Căn cứ Bản tin ngày 24-11-2023 của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam: Mùa khô năm 2023 - 2024 ở Đồng bằng sông Cửu Long dự báo thuộc nhóm năm ít nước và có nguy cơ thay đổi vận hành bất thường các hồ chứa thủy điện ở thượng nguồn. Xâm nhập mặn mùa khô năm 2023 - 2024 có khả năng xuất hiện sớm, ở mức sâu hơn trung bình nhiều năm, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và dân sinh, nhưng ít nghiêm trọng hơn mùa khô năm 2015 - 2016 và 2019 - 2020.

Để chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và dân sinh mùa khô năm 2023 - 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang yêu cầu:

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quán triệt trong cơ quan, đơn vị; chủ động tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Phương án 447 ngày 30-10-2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống và ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị 16 ngày 30-10-2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống hạn, xâm nhập mặn và cháy rừng năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Theo dõi sát nhận định về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn của các cơ quan chuyên môn trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường, kịp thời đề xuất tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời, theo dõi sát diễn biến xâm nhập mặn trên các tuyến sông: sông Tiền, sông Vàm Cỏ Tây và sông Hàm Luông để thông báo kịp thời cho các địa phương, người dân biết để chủ động đắp đập ngăn mặn kịp thời và tích trữ nguồn nước tưới.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và theo dõi tình hình triển khai thực hiện Phương án 447 ngày 30-10-2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phòng, chống và ứng phó với hạn, xâm nhập mặn trong mùa khô năm 2023 - 2024 của các sở, ban, ngành, đơn vị của tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố; tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền cho nhân dân về ý thức bảo vệ nguồn nước, không xả chất thải vào nguồn nước gây ô nhiễm; chủ động triển khai các giải pháp bảo vệ, đảm bảo an toàn nguồn nước trên các sông, kinh, rạch trên địa bàn tỉnh; tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử phạt các trường hợp vi phạm đúng theo quy định.

4. Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang:

- Tổ chức theo dõi, kiểm tra chặt chẽ diễn biến xâm nhập mặn trên các tuyến sông để tổ chức vận hành công trình hợp lý; thông báo kế hoạch vận hành công trình kịp thời đến các địa phương để thông tin rộng rãi đến người dân; khi độ mặn ngoài sông được dự báo có xu hướng tăng cao, tổ chức vận hành tích trữ
tối đa lượng nước ngọt qua các cống đầu mối; trường hợp mặn duy trì trong thời gian dài chủ động tổ chức vận hành lấy gạn khi độ mặn ngoài sông nằm trong phạm vi cho phép; hạn chế tiêu thoát và kiểm soát chặt chẽ tình hình diễn biến xâm nhập mặn.

- Tăng cường kiểm tra hiện trạng các công trình cống nhằm khắc phục kịp thời khi có sự cố xảy ra, đảm bảo công trình ngăn mặn triệt để.

- Vận hành kiểm tra các thuyền bơm và Trạm bơm Bình Phan để phục vụ khi có chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tính.

- Thường xuyên tổ chức trục vớt, trục đẩy lục bình, duy trì thông thoáng lòng kinh, rạch theo Phương án 390 ngày 14-12-2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Công ty TNHH MTV Cấp nước Tiền Giang:

- Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thiết bị đề mở các vòi nước công cộng cho nhân dân các xã vùng sâu, ngoài đê, các hộ sống phân tán chưa được sử dụng nước từ các trạm cập nước tập trung đến lấy nước miễn phí khi có đề nghị của các địa phương; kiểm tra và có kế hoạch nạo vét các ao chứa và chủ động bơm bổ cấp nguồn nước vào các ao chứa để xử lý cung cấp nước cho nhân dân sinh hoạt; đồng thời trữ nước phục vụ cấp nước cho người dân.

- Kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng và vận hành các giếng khoan dự phòng; đồng thời kiểm chất lượng nước, lưu lượng của từng giếng và dọn dẹp, vệ sinh khu vực giếng khoan theo quy định; xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng các giếng khoan dự phòng,... để sẵn sàng vận hành phục vụ cấp nước sinh hoạt trong mùa khô năm 2023 - 2024 theo Phương án 447 ngày 30-10-2023 của Uy ban nhân dân tỉnh.

6. Công ty cổ phần Nhà máy nước Đồng Tâm:

- Thường xuyên kiểm tra độ mặn trên tuyến sông Tiền, chủ động bơm nước ngọt từ sông Tiên luôn được tích trữ nước đây vào ao chứa của Nhà máy nước Đông Tâm.

- Vận hành kiểm tra Trạm bơm Sáu Âu - Xoài Hột và các giếng khoan dự phòng đê sẵn sàng phục vụ cấp nước sinh hoạt khi nguồn nước mặt trên sông Tiền bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn và bơm bổ cấp nguồn nước ngọt từ kinh Sáu Âu - Xoài Hột đảm bảo lượng nước thô để sản xuất nước sinh hoạt.

- Theo dõi sát diễn biến xâm nhập mặn để vận hành các giếng khoan dự phòng (khi nguồn nước mặt có độ mặn > 250 mg/lít vượt quy chuẩn cho phép).

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Chủ động triển khai thực hiện phương án phòng, chống và ứng phó với hạn, xâm nhập của địa phương mình; đồng thời chủ động bố trí nguồn ngân sách cấp huyện được phân câp quản lý theo quy định để lập hồ sơ đầu tư nạo vét các tuyến kinh, rạch theo phân kỳ đầu tư năm 2024.

- Thường xuyên phối hợp Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Tiền Giang để nắm thông tin về tình hình diễn biến xâm nhập mặn và vận hành công trình; đồng thời theo dõi sát tình hình diễn biến mặn, vận hành công trình và tình hình mực nước trên bản tin Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đề thông báo rộng rãi cho người dân biết chủ động nguồn nước tưới.

- Tăng cường công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia vớt lục bình, dọn dẹp cỏ dại trên lòng kinh, rạch và kiểm tra việc thực hiện giao khoán quản lý, duy trì thông thoáng lòng kinh, rạch theo Phương án 390 ngày 14-12-2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh; không xả rác, nước thải ô nhiễm ra môi trường, không thả xác súc vật chết xuống kinh, rạch; không được sử dụng hóa chất để diệt lục bình làm ô nhiễm nguồn nước, môi trường.

- Vận động nhân dân tích cực bơm trữ nước trên kinh, rạch, ao và trên đồng ruộng. Tận dụng các ô bao ngăn lũ và triều cường của các địa phương, đóng các cống, đập ngăn mặn giữ ngọt cho khu vực phía bên trong nội đồng để đảm bảo phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, sử dụng nước tiết kiệm; chỉ đạo các địa phương chủ động sẵn sàng máy bơm để tổ chức bơm chuyền và vật tư để đắp đập ngăn mặn khi có khuyến cáo của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo dõi độ mặn để lấy nước ngọt (phải kiểm tra độ mặn trước khi lấy nước để tưới cho cây phù hợp với khả năng chịu mặn của từng loại cây trồng), chọn thời điểm thích hợp để lấy nước ngọt theo khuyến cáo, không để mương vườn bị khô kiệt, không cho phèn có điều kiện hoạt động ảnh hưởng đến cây trồng.

- Thường xuyên báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, chỉ đạo.

P.V

Nguồn Ấp Bắc: http://baoapbac.vn/xa-hoi/202312/tien-giang-trien-khai-cac-giai-phap-phong-chong-han-xam-nhap-man-trong-mua-kho-nam-2023-2024-998073/