Thực phẩm bẩn: Xin đừng kéo chúng ta về thời tiền sử!

Khi nhìn vào các hàng bán đồ ăn sẵn hay thực phẩm sống để mang về chế biến, chúng ta đều thấy bất kỳ mặt hàng nào cũng có thể… 'bẩn'.

Cứ ăn bẩn mãi như thế, chất lượng cuộc sống của chúng ta xét qua… đường miệng có hơn gì thời tiền sử?

Chắc không ít người vẫn còn nhớ về bài học lịch sử thời còn ngồi trên ghế nhà trường. Bài học đó nói về thời tiền sử của tổ tiên chúng ta, những người ăn thịt sống, lá cây, hoa quả… để tồn tại, khi họ chưa biết cách nấu nướng “ăn chín uống sôi”. Đây là một phần nguyên nhân khiến tuổi thọ của người tiền sử rất ngắn so với người hiện đại. Phải tới khi ăn thịt thú rừng chết cháy, họ mới thấy ngon lành hơn và từ đó học cách làm chín đồ ăn, cải thiện tuổi thọ chung.

Sau quá trình tiến hóa, chúng ta đã biết cách để ăn no, ăn ngon, ăn đảm bảo.

Nhưng…

Sự phát triển của kinh tế kéo theo không ít hệ lụy, mà dễ thấy nhất là những “chiêu trò” phù phép biến các loại thực phẩm bẩn, thải loại trở lại bàn ăn của người tiêu dùng. Mục đích cuối cùng cũng chỉ là lợi nhuận.

Vì lợi nhuận, không ít người đã bỏ mặc sức khỏe cộng đồng. Đến khi nào, họ mới ý thức và biết hối hận? Ảnh: Zing

Nếu đi vào các vùng nông thôn cách Hà Nội khoảng 100km, chúng ta sẽ được nghe phổ biến về cách xử lý nếu không may con lợn nuôi ở nhà mình lăn đùng ra chết.

“Có số điện thoại như đường dây nóng ấy, gọi cái là sẽ được lịch hẹn về thu mua ngay”. Lợn chết, người ta mua làm gì? Mà tại sao lại bán?

Khi lợn chết, vừa mất một khoản tiền lại vừa phải đào hố chôn, rắc vôi xử lý bệnh dịch… rất tốn công. Đây có người về tận nhà, trả vài trăm nghìn “vớt vát” phần nào, và xách luôn con lợn sắp sửa thối rữa ấy đi cho, khó có ai chối từ được!

Chủ một xe 16 chỗ được cải tiến để chuyên thu mua lợn chết ở các vùng nông thôn từng cười hề hề mà rằng: “Số các bác [ý là những người nông dân] chưa được ăn món này đâu. Cái này chỉ dành cho người có tiền thôi. Lợ

Nguồn Người Đưa Tin: http://www.nguoiduatin.vn/thuc-pham-ban-xin-dung-keo-chung-ta-ve-thoi-tien-su-a252776.html