Thành phố Hà Nội chọn phương án xây dựng ga C9

Sau cuộc họp xem xét thống nhất phương án quy hoạch tổng mặt bằng ga C9 thuộc Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị Thành phố Hà Nội (tuyến số 2), đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo (giai đoạn 1), Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội quyết định chọn phương án xây dựng ga C9 theo phương án số 1.

 Phối cảnh ga ngầm C9-hồ Hoàn Kiếm của dự án metro Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo

Phối cảnh ga ngầm C9-hồ Hoàn Kiếm của dự án metro Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo

Trước đó vào ngày 17/3/2022, tại trụ sở UBND Thành phố, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn chủ trì họp xem xét thống nhất phương án quy hoạch tổng mặt bằng ga C9 Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội (tuyển số 2), đoạn Nam Thăng Long – Trần Hưng Đạo (giai đoạn 1).

Sau khi nghe Ban Quản lý Đường sắt đô thị và đơn vị tư vấn báo cáo, ý kiến phát biểu của các đại biểu tham dự hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn thống nhất kết luận như sau:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Văn bản: số 72/TB-VPCP ngày 02/4/2021, số 3439/VPCP-CN ngày 25/5/2021 của Văn phòng Chính phủ và ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại văn bản số 1412/BVHTTDL-DSVH ngày 04/4/2021 về vị trí ga ngầm C9 thuộc tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội (tuyến số 2), đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, UBND Thành phố đã chỉ đạo Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (chủ đầu tư) nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng đối với 3 phương án vị trí nhà ga ngầm C9 đảm bảo đầy đủ cơ sở khoa học, kỹ thuật và tính khả thi và đã có văn bản số 506/UBND-ĐT ngày 22/02/2022 gửi xin ý kiến của các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Tư pháp và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá các ưu - nhược điểm cụ thể của 03 phương án (kèm theo văn bản số 506/UBND-ĐT ngày 22/02/2022 của UBND Thành phố), ý kiến trao đổi thống nhất của Bộ, ngành Trung ương tại cuộc họp và văn bản tham gia ý kiến, UBND Thành phố thống nhất một số nội dung sau:

Theo UBND thành phố lý giải: Phương án 3 (phương án bỏ ga ngầm C9 hoặc có thể xem xét xây dựng trong tương lai) với lý do: Không phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô đã được Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt; ảnh hưởng đến kỹ thuật chạy tàu, ảnh hưởng đến năng lực vận tải hành khách công cộng, mục tiêu dự án và các tuyến đường sắt đô thị liên quan; Trường hợp ga C9 được xây dựng sau khi tuyến đã đi vào khai thác vận hành là hết sức khó khăn, phức tạp về kỹ thuật, về đảm bảo an toàn hành khách, thời gian thi công kéo dài... dẫn đến tăng cao chi phí xây dựng. Do vậy, thống nhất không để xuất theo phương án 3.

Đối với phương án 1 (Điều chỉnh thiết kế, vi chỉnh cục bộ tổng mặt bằng ga ngầm C9 để không nằm vào vùng bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn) và phương án 2 (Giữ nguyên, không đề xuất điều chỉnh hướng đoạn tuyến và phương án tổng mặt bằng ga ngầm C9 đã được Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và các sở ngành Thành phố thống nhất đề xuất) đều có ưu điểm là Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô, Quy hoạch phân khu đô thị H1-1B (khu vực hồ Gươm và vùng phụ nhiên, theo phương án 2, phần cơ bản thân ga và cửa lên xuống số 3 vùng bảo vệ II của của di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền đồng thời chưa nhận được sự đồng thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cụ thể tại văn bản số 1412/BVHTTDL-DSVH ngày 04/4/2021 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bảo cáo Thủ tướng Chính phủ “chỉ đạo UBND thành phố Hà Nội và các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh hưởng tuyến, vị trí nhà ga và các công trình phụ trợ để đảm bảo không gây ảnh hưởng bất lợi đối với các di tích trong khu vực, tuân thủ pháp luật về di sản văn hóa, xử lý hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, đảm bảo sự đồng thuận cao của cộng đồng" và tại văn bản số 857/BVHTTDL-DSVH ngày 17/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong đó có nêu: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thể hiện quan điểm xuyên suốt trong các văn bản bảo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi đến UBND thành phố Hà Nội, cụ thể nghiên cứu các phương án bố trí nhà ga, tịnh tiến về phía Đông đường Đinh Tiên Hoàng (cách xa bờ phía Đông của Hồ Hoàn Kiếm và nằm ngoài khu vực khoanh vùng bảo vệ II của Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Hồ Hoàn Kiếm và đến Ngọc Sơn...).

Phương án 1 đã được nghiên cứu điều chỉnh đảm bảo về kỹ thuật, tỉnh khả thi về kỹ thuật và công nghệ, tuân thủ pháp luật về di sản văn hóa, giải quyết được các kiến nghị của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc Hội và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: (1) Kết cấu ga ngầm C9 và đoạn tuyến đưa ra khỏi Vùng bảo vệ II của di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn; (2) Hạn chế tối đa việc di dời cây xanh khi thi công nhà ga (đào hở), đảm bảo cảnh quan, môi trường văn hóa và sinh thái khu vực di tích; (3) Ga C9 được điều chỉnh thành ga xếp chồng 4 tầng, tuyến hầm phải điều chỉnh kết cấu từ đi song song đồng mức sang đi xếp chồng dẫn đến giảm phạm vi ảnh hưởng và thu hẹp hành lang tuyến, hạn chế ảnh hưởng đến vùng bảo vệ II của di tích; (4) Bố trí được lối lên, xuống nhà ga hợp lý không nằm trong vùng bảo vệ II của di tích; (5) Đảm bảo phù hợp Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Quy hoạch Giao thông vận tải Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; (6) Cách xa Tháp Bút (điểm đầu nhà ga cách Tháp Bút khoảng 97m và hình chiếu tuyến cách Tháp Bút khoảng 30m), biện pháp thi công nhà ga đảm bảo không tạo ra rung chấn, ảnh hưởng đến di tích.

Từ đánh giá nêu trên, trên cơ sở ý kiến của đại diện các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giao thông Vận tải, Xây dựng và Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tại cuộc họp và tại các Văn bản (số 648/BTP-PLDSKT ngày 07/3/2022 của Bộ Tư pháp, số 2422/BGTVT-KHĐT ngày 15/3/2022 của Bộ giao thông vận tải, số 857/BVHTTDL-DSVH ngày 17/3/2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), UBND Thành phố thống nhất đề xuất phương án 1 để làm cơ sở hoàn chỉnh hổ sợ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án tuyến đường sắt đô thị thành phố Hà Nội (tuyến số 2), đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo (giai đoạn 1) báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định và đẩy nhanh nhất tiến độ dự án đầu tư.

Tại thông báo kết luận của UBND thành phố Hà Nội đã giao Ban Quản lý Đường sắt đô thị cùng đơn vị Tư vấn chung của Dự án đầu tư phối hợp với các sở, ngành Thành phố, các đơn vị có liên quan tiếp thu ý kiến của các đại biểu dự họp, và bằng văn bản của các Bộ, khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện phương án quy hoạch tổng mặt bằng nhà ga ngầm C9; đề xuất báo cáo và dự thảo văn bản của Ban cán sự đảng UBND Thành phố báo cáo Thành ủy theo quy định; báo cáo UBND Thành phố trước ngày 30/3/2022.

3 phương án được đề xuất về ga C9:

phương án 1, ga ngầm C9 được điều chỉnh thành ga xếp chồng 4 tầng có kết cấu thân ga trùng với ranh giới vùng bảo vệ II, dài 202,4m, rộng 15m, sâu khoảng 31m, một phần ke ga và thân nhà ga nằm trong đường cong bán kính R=800m, bên dưới đường Đinh Tiên Hoàng phía trước Tổng công ty Điện lực Hà Nội và Trụ sở HĐND-UBND thành phố Hà Nội; chiếm dụng khoảng 25m2 đất trụ sở UBND thành phố để bảo đảm thi công, kết cấu ga cách tòa nhà gần nhất khoảng 3m.

Phương án 2, Hà Nội đề xuất giữ nguyên như phương án ban đầu đã đề xuất phê duyệt. Ga ngầm C9 sẽ được bố trí tại phía trước Tổng công ty Điện lực Hà Nội, nằm ngầm dưới đường Đinh Tiên Hoàng và vườn hoa Bờ hồ Hoàn Kiếm, đỉnh ga cách mặt đất khoảng 2,5m.

Đối với phương án 3, Hà Nội đưa ra ý kiến bỏ ga ngầm C9 (hoặc có thể xem xét xây dựng trong tương lai). Do đoạn tuyến từ C8 đến C10 dài khoảng 2,6km nên để bảo đảm an toàn khi vận hành, khai thác, bắt buộc phải có tháp thông gió và lối thoát hiểm cho hành khách khi xảy ra trường hợp khẩn cấp tại khoảng giữa đoạn hầm từ ga C8 đến ga C10, các hạng mục này sẽ được xây dựng sau khi hoàn thành thi công tuyến hầm.

Phương án 3, ga ngầm C9 được bỏ hoặc lùi thời điểm xây dựng sau khi tuyến đường sắt đô thị số 2 đi vào vận hành. Tàu sẽ chạy từ ga C8 đến thẳng C10 giúp thời gian vận hành giảm 1 phút. Dù không cần xây nhà ga nhưng vẫn cần công trình sơ tán hành khách và hệ thống thông gió. Đơn vị thiết kế đề nghị xây một lối thoát hiểm đề phòng cháy nổ và một số cửa ra vào đường hầm phục vụ sửa chữa, duy tu tuyến.

Tin, ảnh: KC

Nguồn ĐCSVN: https://dangcongsan.vn/xa-hoi/thanh-pho-ha-noi-chon-phuong-an-xay-dung-ga-c9-606580.html