Thánh đường mất hơn 600 năm mới hoàn thành ở Đức

Tọa lạc bên dòng sông Rhein lịch sử và từng chứng kiến hai cuộc Thế chiến, Thánh đường Cologne của Đức được UNESCO đánh giá là một trong những công trình kiến trúc Gothic đẹp nhất châu Âu và trở thành di sản thế giới từ năm 1996.

Thánh đường Cologne ở Đức mất hơn 600 năm mới hoàn thành với chi phí lên tới 20 triệu bảng Anh. (Nguồn: Arkeonews)

Thánh đường Cologne, tên tiếng Đức là DITIB-Zentralmoschee Köln, bắt đầu xây dựng năm 1248 song bị bỏ dở và mãi đến năm 1840 mới tái khởi động và chính thức hoàn thành 40 năm sau đó.

Nhà thờ được thiết kế với tường bằng kính, có đôi tháp cổ kính cao vút cùng đỉnh mái nhọn, với tổng diện tích 4.500m2 và tổng chi phí xây dựng là 20 triệu bảng Anh, sức chứa lên tới 4.000 người. Mặt tiền Nhà thờ được lát đá cẩm thạch, thuộc hàng lớn nhất trong các công trình Kitô giáo.

Từ năm 1880-1884, Nhà thờ trở thành tòa nhà cao nhất thế giới, song mất danh hiệu này kể từ khi Đài tưởng niệm Washington và Tháp Eiffel hoàn thành. Dù vậy, hiện thánh đường vẫn là nhà thờ cao thứ 2 của Đức (sau nhà thờ Ulmer) và thứ 3 thế giới (sau nhà thờ Sevilla và nhà thờ Milano).

Cửa sổ được thiết kế cao, có nhiều ô mang đỉnh vòm đặc trưng kiểu Gothic, giúp lấy được nhiều ánh sáng tự nhiên.

Trong Nhà thờ có 5 quả chuông, trong đó có quả chuông St. Peter nặng nhất là 24 tấn. Nếu đứng từ trên tháp chuông, du khách có thể ngắm nhìn phong cảnh toàn thành phố Cologne và dòng sông Rhine.

Dù bị trúng 14 quả bom từ trên không và 70 quả bom lửa trong suốt Thế chiến II, Nhà thờ vẫn may mắn trụ vững và trở thành biểu tượng của Đức như hiện nay. (Nguồn: Flickr)

Nhà thờ Cologne lưu giữ rất nhiều tác phẩm nghệ thuật. Trong đó có tài liệu thiết kế Thánh đường Cologne vẽ trên giấy da cừu, vốn được xem là món đồ quý báu nhất của Nhà thờ và là tài liệu quý hiếm phục vụ nghiên cứu, tìm hiểu nghệ thuật kiến trúc thế kỷ 12.

Ngoài ra, năm 1164, di vật của ba tiến sĩ thần học từ Milan được chuyển đến nhà thờ Cologne. Bên cạnh đó, các bức tượng chân dung, pháp y của Thánh, Thánh thể, kinh Phúc âm đều được bảo tồn nguyên vẹn trong Nhà thờ.

Thánh đường còn chứng kiến nhiều bước ngoặt lịch sử của đất nước hình lục lăng. Trong Cách mạng Pháp, nơi này bị biến thành nhà tù, một số khu vực trong khuôn viên bị cải tạo thành phòng chứa đồ và chuồng ngựa trong khi đồ nội thất dùng làm củi.

Nhà thờ Cologne bị trúng 14 quả bom từ trên không và 70 quả bom lửa trong suốt Thế chiến II, nhưng may mắn, Thánh đường không sụp đổ mà vẫn đứng vững giữa một thành phố ngổn ngang đổ vỡ.

(tổng hợp)

Xuân Sơn

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/thanh-duo-ng-mat-hon-600-nam-moi-hoa-n-tha-nh-o-duc-263753.html