Thăng trầm kinh tế toàn cầu sau một năm chiến sự Nga - Ukraine

Không đủ tiền mua thực phẩm, hóa đơn tiền điện tăng gấp 5 lần, phải đóng cửa tiệm bánh vì giá nguyên liệu cắt cổ… Đó chỉ là vài trong số những hậu quả mà chiến sự Ukraine để lại cho kinh tế toàn cầu.

Chiến sự Nga – Ukraine đã kéo dài 1 năm, bắt đầu vào ngày 24/2/2022, và gây ra nhiều hệ lụy. Nền kinh tế toàn cầu vẫn đang phải gánh chịu hậu quả - nguồn cung ngũ cốc, phân bón và năng lượng bị cạn kiệt cùng với lạm phát gia tăng và sự bất ổn kinh tế.

Bất chấp những ảnh hưởng tồi tệ, các khu vực phát triển vẫn kiên cường trước sóng gió. Vì thế, những vùng này vẫn tránh được kịch bản tồi tệ nhất là suy thoái kinh tế.

Nhưng ở các nền kinh tế mới nổi, hậu quả còn nặng nề hơn thế rất nhiều.

Ở Ai Cập, nơi gần 1/3 dân số sống trong cảnh nghèo đói, Halima Rabie đã phải vật lộn trong nhiều năm để nuôi 5 đứa con đang tuổi đi học của mình. Giờ đây, góa phụ 47 tuổi phải cắt giảm cả những nhu yếu phẩm cơ bản nhất khi giá cả tiếp tục tăng. Rabie bày tỏ: "Thịt và trứng đã trở thành thứ xa xỉ".

 Không đủ tiền mua thực phẩm, hóa đơn tiền điện tăng gấp 5 lần, phải đóng cửa tiệm bánh vì giá nguyên liệu cắt cổ… Đó chỉ là vài trong số những hậu quả mà chiến sự Ukraine để lại cho kinh tế toàn cầu. Ảnh minh họa

Không đủ tiền mua thực phẩm, hóa đơn tiền điện tăng gấp 5 lần, phải đóng cửa tiệm bánh vì giá nguyên liệu cắt cổ… Đó chỉ là vài trong số những hậu quả mà chiến sự Ukraine để lại cho kinh tế toàn cầu. Ảnh minh họa

Giá tiêu dùng tăng đột biến tại Hoa Kỳ và những quốc gia giàu có khác. Người ta hy vọng những nhà chống lạm phát của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ sẽ giảm bớt việc tăng lãi suất để tránh đẩy nền kinh tế nước này vào suy thoái.

Cuối năm ngoái, Trung Quốc đã dỡ bỏ các lệnh phong tỏa, thứ đã làm trì trệ sự phát triển của quốc gia này.

Mùa đông Châu Âu ấm áp hơn bình thường đã giúp khu vực này hạn chế được khủng hoảng năng lượng. Mặc dù vậy, giá dầu và khí đốt vẫn ở mức cao để giảm thiểu tác động của các biện pháp trừng phạt quốc tế đối với lĩnh vực xuất khẩu năng lượng của Nga.

Tuy nhiên, dù lớn hay nhỏ, những hậu quả của chiến tranh là không thể chối cãi. Ví dụ, ở châu Âu, giá khí đốt tự nhiên vẫn cao gấp ba lần so với thời điểm trước khi Nga bắt đầu tập trung quân đội ở biên giới Ukraine.

Sven Paar, người điều hành một tiệm giặt ủi thương mại ở Walduern, Tây Nam nước Đức, đang phải đối mặt với hóa đơn năng lượng khoảng 165.000 euro (176.000 USD) trong năm nay – tăng gấp 5 lần năm ngoái – để vận hành 12 chiếc máy hạng nặng có thể giặt 8 tấn đồ giặt mỗi ngày.

Giá lương thực quá cao đang gây khó khăn đặc biệt cho người nghèo. Việc cung cấp lúa mì, lúa mạch và dầu ăn từ Ukraina và Nga bị gián đoạn. Ngoài ra, phân bón từ Nga cũng rơi vào tình cảnh tương tự.

Tại Nigeria, nước nhập khẩu lúa mì hàng đầu của Nga, giá lương thực trung bình tăng vọt 37% trong năm ngoái. Giá bánh mì đã tăng gấp đôi ở một số nơi trong bối cảnh thiếu lúa mì.

Ít nhất 40% tiệm bánh ở thủ đô Abuja của Nigeria phải đóng cửa sau khi giá bột mì tăng vọt khoảng 200%.

Tại Tây Ban Nha, chính phủ đang chi 300 triệu euro (320 triệu đô la) để giúp nông dân mua phân bón. Giá đã tăng gấp đôi kể từ khi chiến sự bắt đầu.

Jose Sanchez, một nông dân ở làng Anchuelo, phía đông Madrid, cho biết: "Phân bón rất quan trọng vì đó là thức ăn của đất. Nếu không thì cây trồng sẽ không phát triển được."

IMF cho biết giá tiêu dùng đã tăng 7,3% ở các quốc gia giàu có nhất vào năm ngoái — cao hơn mức dự báo 3,9% vào tháng 1 năm 2022 — và 9,9% ở các quốc gia nghèo hơn, tăng từ mức 5,9% dự kiến trước khi xảy ra căng thẳng.

Nhiều người bán hàng rong ở Jakarta, thủ đô của Indonesia, thấy được rằng họ không thể bán hàng với giá quá cao cho khách. Thay vào đó, một số người đang thực hiện quá trình được gọi là "thu hẹp lạm phát" bằng cách cắt giảm khẩu phần.

Ông Mukroni, 52 tuổi, một người bán hàng ăn, cho biết: “Một kg gạo là 8 phần… nhưng giờ chúng tôi đã chia thành 10 phần. Khách hàng sẽ không tới mua nếu giá quá cao.”

Ông cũng bày tỏ mong muốn hòa bình, vì sau cùng, không có thắng hay thua, và tất cả mọi người đều là nạn nhân của chiến tranh.

Anh Tuấn

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/thang-tram-kinh-te-toan-cau-sau-mot-nam-chien-su-nga--ukraine-post237421.html