Tên lửa PAC-3 MSE không còn là vũ khí riêng của tổ hợp Patriot

Lockheed Martin đã lần đầu tiên thử nghiệm tên lửa phòng không Patriot PAC-3 MSE từ bệ phóng container MRC Typhon.

Trong chương trình hợp tác với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, công ty Lockheed Martin của Mỹ đã phóng tên lửa phòng không PAC-3 MSE - vốn là vũ khí riêng của tổ hợp Patriot từ bệ phóng container Mk 70, còn được gọi là MRC Typhon.

MRC Typhon là hệ thống bệ phóng dạng container trên đất liền, chứa các ống phóng thẳng đứng Mk 41 được điều chỉnh và tích hợp vào hệ thống điều khiển chiến đấu Aegis.

Trong các bài kiểm tra, tên lửa PAC-3 MSE đã thực hiện thành công giai đoạn bay hành trình và bắn trúng mục tiêu mô phỏng.

Bệ phóng Mk 70, còn được gọi bằng cái tên MRC Typhon thực chất là các ống phóng Mk 41 được đưa từ tàu chiến lên đất liền.

Bệ phóng Mk 70, còn được gọi bằng cái tên MRC Typhon thực chất là các ống phóng Mk 41 được đưa từ tàu chiến lên đất liền.

Như vậy, việc thực hiện thành công cuộc thử nghiệm đã chứng minh khả năng sử dụng hợp lý tên lửa PAC-3 MSE từ bệ phóng Typhon, cũng như các tàu chiến với bệ phóng thẳng đứng Mk 41, đặc biệt là khu trục hạm lớp Arleigh Burke.

Theo các quan chức của Lockheed Martin, một ô của hệ thống phóng thẳng đứng Mk 41 có thể chứa một tên lửa PAC-3 MSE, có thể được cài đặt trên bất kỳ ống phóng Mk 41 nào mà không cần can thiệp kỹ thuật bổ sung.

Tích hợp tên lửa Patriot vào kho vũ khí của tàu chiến là một phần trong công việc của Lockheed Martin thuộc chương trình Phòng thủ tên lửa và phòng không tích hợp (IAMD), tập trung vào việc tạo ra một nền tảng chiến đấu thống nhất.

Thử nghiệm phóng tên lửa PAC-3 MSE từ khu trục hạm Arleigh Burke.

Thử nghiệm phóng tên lửa PAC-3 MSE từ khu trục hạm Arleigh Burke.

PAC-3 MSE là tên lửa phòng không được Lockheed Martin phát triển cho các hệ thống Patriot nhằm đánh chặn mục tiêu hàng không như máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Đây là sự phát triển tiếp theo của phiên bản PAC-3.

Các chuyên gia của Lockheed Martin đã tăng kích thước của đạn và tích hợp động cơ nhiên liệu rắn loại mới, nhờ đó phạm vi đánh chặn mục tiêu trên không tăng lên 120 km và mục tiêu đạn đạo lên 60 km.

Để tiêu diệt tên lửa đạn đạo một cách đáng tin cậy, quả đạn sử dụng phương thức va chạm động năng, trong đó không dùng đầu đạn mà lao trực tiếp vào mục tiêu, gây sát thương tối đa và đánh bật đối tượng khỏi đường bay.

Bệ phóng Mk 70 - MRC Typhon của Mỹ có thể sử dụng đa dạng các loại tên lửa khác nhau.

Theo Militarnyi

Sao Đỏ

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/ten-lua-pac-3-mse-khong-con-la-vu-khi-rieng-cua-to-hop-patriot-post684273.html