Tê tay chân – dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm

Tê tay tê chân là hiện tượng gặp ở mọi lứa tuổi. Nguyên nhân có thể do một số bệnh lý nguy hiểm như: Thoái hóa cột sống, tiểu đường, thoát vị đĩa đệm hay xơ vữa động mạch... gây nên. Sớm phát hiện nguyên nhân gây tê bì chân tay giúp hạn chế biến chứng, đồng thời nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Theo kết quả nghiên cứu từ Viện Rối loạn thần kinh và đột quỵ quốc gia Hoa Kỳ (NINDS), 75% các trường hợp bị tê bì chân tay kèm theo đau nhức xương khớp là do những bệnh lý nguy hiểm sau:

Nếu xảy ra thường xuyên, đặc biệt về đêm hoặc mỗi khi thay đổi thời tiết, hiện tượng tê bì chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thoái hóa cột sống

Nguyên nhân là do, thoái hóa cột sống khiến sụn khớp, đốt sống bị bào mòn, cọ xát với rễ thần kinh gây đau nhức, tê bì vùng cổ lan xuống 2 tay hoặc đau từ thắt lưng xuống 2 chân

Thoát vị đĩa đệm cũng là nguyên nhân gây tê tay chân phổ biến

Bệnh lý thường gặp ở đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng. Khi nhân nhầy tràn ra khỏi bao xơ đĩa đệm sẽ chèn ép dây thần kinh cột sống gây tê bì cánh tay cùng 2 chân, hạn chế vận động cơ thể

Tiểu đường cũng được coi là nguyên nhân gây ra hiện tượng tê bì chân tay

Khi bị tiểu đường, lượng đường trong máu cao làm tổn thương các dây thần kinh trên khắp cơ thể. Điều này gây ra tê bì tay chân kèm theo các triệu chứng khác như: Đau hoặc chuột rút; mất phản xạ, đặc biệt ở mắt cá chân...

Xơ vữa động mạch: Các khối vật chất bất thường bám lên thành mạch gây xơ cứng và hẹp lòng mạch, chèn ép dây thần kinh chạy qua và dẫn đến tê bì tay chân. Do đó, tê bì chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng xơ vữa động mạch

Nếu tình trạng tê bì chân tay kéo dài, bạn nên đi xét nghiệm. Việc thăm khám sẽ giúp kịp thời phát hiện bệnh và tìm ra phương pháp điều trị tối ưu nhất

Viêm đa khớp dạng thấp: Tê tay chân do tình trạng khớp tay, khớp chân bị viêm nhiễm, tổn thương sẽ gây tê bì tay chân

Triệu chứng này gặp nhiều sau khi nằm, ngồi quá lâu tại một vị trí và đi kèm tình trạng cơ cứng khớp

Tê tay là dấu hiệu phổ biến của hội chứng ống cổ tay. Đây là tình trạng viêm hoặc hẹp đường ống, từ đó gây áp lực lên dây thần kinh bên trong do chuyển động tay và ngón tay liên tục trong thời gian dài. Nó gây ra tình trạng tê ở các ngón tay, bàn tay, thậm chí khiến bạn cứng đờ và khó cầm nắm đồ vật

Nếu triệu chứng tê tay diễn ra thường xuyên và không có dấu hiệu giảm, bạn nên đi gặp bác sĩ. Nếu không được điều trị kịp thời, hội chứng này có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho các dây thần kinh và cơ bắp

Trong một số trường hợp, tê tay có thể là triệu chứng đáng báo động của cấp cứu y tế, đặc biệt với những ca đột quỵ. Ngoài tê tay, người bị đột quỵ còn có thể gặp khó khăn khi cố gắng nâng tay lên cao

Đột quỵ rất nguy hiểm, do đó, bạn nên biết các dấu hiệu liên quan để sớm đưa người đột quỵ đi cấp cứu, mang lại cơ hội phục hồi cao và thậm chí tránh được khuyết tật và tổn thương não

Tay tê cũng có thể là một tín hiệu cảnh báo bệnh Lyme. Đây là căn bệnh lây truyền qua vết cắn từ bọ ve bị nhiễm bệnh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), bệnh Lyme gây ra một loạt các triệu chứng, thường bắt đầu bằng phát ban và sốt

Tê tay là dấu hiệu của bệnh Lyme ở giai đoạn thứ 2. Nó có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng với hệ thống thần kinh và tim nếu không được điều trị kịp thời

Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên GV ĐH Y dược TP.HCM), người bệnh cần đặc biệt lưu ý đến triệu chứng tê bì chân tay sau:

Tê ngứa đầu ngón tay, ngón chân: Người bị tê tay chân có cảm giác đầu ngón tay, ngón chân bị tê nhức, râm ran như kiến bò, đôi khi còn thấy ngứa, khó chịu ở khe ngón tay, ngón chân

Chuột rút ở tay, chân: Co thắt cơ tay, cơ chân đột ngột gây đau nhức âm ỉ bắp tay, bắp chân

Tê buốt lan dọc cánh tay, cẳng chân: Cơ thể xuất hiện triệu chứng tê tay chân kèm theo tê buốt, khó cử động bàn tay, bàn chân. Tê buốt còn lan đến hết cánh tay, cổ chân, cẳng chân và gây hạn chế vận động

Nếu triệu chứng tê bì tay chân xuất hiện liên tục khoảng trên 6 tuần, hãy đến bệnh viện để kiểm ngay. Việc thăm khám sẽ giúp bạn phát hiện bệnh, đồng thời tìm ra cách điều trị hợp lý, tránh những biến chứng, tổn thương cho sức khỏe

Trong trường hợp tình trạng tê tay chân chỉ xuất hiện khoảng 1 – 5 tuần thì bạn không cần quá lo lắng vì lúc này triệu chứng xảy ra chủ yếu là do tác nhân cơ học như: Làm việc không khoa học, sinh hoạt sai tư thế, stress, mệt mỏi, làm việc nặng...

Để giảm tình trạng tê chân tay do các tác nhân cơ học gây ra, bạn nên thay đỏi thư thế, vận động chân tay nhẹ nhàng hoặc xoa bóp chân tay...

Kiều Phương (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-te-tay-chan-dau-hieu-canh-bao-nhieu-benh-nguy-hiem/856400.antd