Tất cả vì đồng đội

Đó là anh Nguyễn Đức Vượng, sinh năm 1943 tại 189 Hoàng Hoa Thám -Liễu Giai -Hà Nội, nhập ngũ năm 1963.

Ngày 05/8/1964. Đế quốc Mỹ dựng lên (sự kiện Vịnh Bắc Bộ). Đưa không quân, hải quân đánh phá miền Bắc. Đầu năm 1965, chúng ào ạt đổ quân xâm lược miền nam gây ra muôn vạn tội ác cho nhân dân cả nước. Để chống trả lực lượng không quân khổng lồ của Mỹ - tại trường phòng không (nay là học viện Phòng không - không quân).

Ảnh do tác giả cung cấp.

Ngày 18/2/1965 cấp trên nhanh chóng thành lập tiểu đoàn 9 pháo cao xạ, gồm ba đại đội pháo 37mm và một đại đội pháo 14,5 ly 2 nòng. Vũ khí do Liên Xô giúp. Anh Nguyễn Đức Vượng đã có mặt trong số người của đơn vị này. Anh có trình độ văn hóa lớp 9/10, có chiều cao, thể lực khỏe, nhanh nhẹn với đôi mắt trong sáng được các sĩ quan chỉ huy giao cho chiếc máy đo xa T-Z-k37-1. Làm trắc thủ đại đội 10. Cả tiểu đoàn nhanh chóng hành quân vào Quảng Bình, đánh trả quân giặc trời hung hăng, từ cuối tháng 2 năm 1965 đến tháng 6 năm đó, tiểu đoàn 9 đã chiến đấu quyết liệt. Dũng cảm lập công, bắn rơi 21 máy bay các loại của Mỹ. Nổi bật là trận chiến đấu bảo vệ cầu Mỹ Đức thuộc huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. Liên tục trong 3 ngày bắn rơi 8 chiếc. Chiếc đầu tiên do C10 của anh bắn rơi là loại A4D. Trận nào, Nguyễn Đức Vượng cũng hiên ngang đứng giữa trận địa, bình tĩnh đo chính xác. Tao cơ hội cho người chỉ huy phất cờ bắn trúng mục tiêu. Bộ đội và nhân dân vùng đó, đã hồ hởi đi bắt sống giặc lái.

Cuối tháng 6/1965. Tiểu đoàn 9 của Anh được lệnh bàn giáo pháo cho tỉnh đội Quảng Bình. Cán bộ chiến sĩ hành Quân bộ ra Nghệ An, nhận pháo mới thành lập tiểu đoàn 15 . Do Bộ tư lệnh Quân khu 4 chỉ huy, chiến đấu bảo vệ giao thông ở trục đường 1 từ cầu Hoàng Mai. Đến Cầu Bùng, câu Giát, sân bay nhà ga Vinh, phà Bến Thủy, Cửa Lò, Cửa Hội. Sau đó lại trở vào Quảng Bình. Và sang mạn Tây Trường Sơn. Bảo vệ tuyến vận chuyển chiến lược 559. Giữa năm 1968, tôi được bổ sung làm pháo thủ cho đơn vị anh Vượng. Tôi rất vui được gần gũi Anh. Biết anh người Hà Nội luôn vui vẻ với mọi người. Khi tôi được phân công làm quản lý đại đội. Anh thường giúp tôi làm công việc sổ sách báo cáo. Tháng 10. 1968 anh được phong quân hàm chuẩn úy. Anh giao máy đo xa cho người khác, để anh chỉ huy trung đội. Chẳng được bao lâu, Anh nhận quân hàm thiếu úy, sang chỉ huy Đại đội 12 cùng tiểu đoàn. Tháng 2/1972 anh được phong quân hàm trung úy. Anh lên nhận tiểu đoàn phó, rồi tiểu đoàn trưởng. Bắt đầu hợp đồng cùng các quân binh chủng tấn công giải phóng tỉnh Quảng Trị. Đến tháng 7/1972, tôi bị thương ở thành cổ, phải rồi Anh và đơn vị ra Bắc. Còn anh vẫn tiếp tục chỉ huy tiểu đoàn, khi đại đội 10 và tiểu đoàn 15 được chính phủ công nhận hai đơn vị anh hùng các lực lượng vũ trang.

Cuối năm 1973. Sư đoàn Phòng không giải phóng 673 được thành lập, tiểu đoàn 15 ở trong đội hình quân đoàn 2. Đến Phan Rang, anh chỉ huy tiểu đoàn bắn cháy 2 tàu chiến của lực lượng hải quân địch và cũng vào chiếm lĩnh dinh độc lập đúng ngày 30 tháng 4 năm 1975, thống nhất tổ quốc. Anh Vượng được cấp trên cho đi học bổ túc chỉ huy tại trường Sĩ quan cao xạ. Đó là năm 1977, mang quân hàm thiếu tá, 1978 là trung tá. Anh lên Quân khu 2 mặt trận Vị xuyên, Thanh Thủy, Hà Giang tác chiến phòng không. Tháng 9-1989 có quân hàm Thượng tá, cấp trên cho anh nghỉ hưu do hoàn cảnh gia đình. Suốt 26 năm phục vụ trong quân đội Anh liên tục chiến đấu ở chiến trường. Ttình cảm gắn bó với tiểu đoàn 15 lâu dài. Nhiều cán bộ chiến sĩ được phiên chuyển, số bị bệnh, bị thương hi sinh. Anh cũng bị thương nhẹ- với thương tật mất sức 21%. Nên anh có tình cảm sâu nặng với anh em. Về hưu, anh cũng phải trải qua muôn vạn khó khăn. Vợ anh bị bệnh hiểm nghèo qua đời. Dù vậy, anh vẫn không nguôi nhớ đến từng đồng đội đã gắn bó với anh trong gian khổ. Đúng vào dịp CCB Việt Nam được thành lập. Anh đã tự mình đi thăm những cán bộ chiến sĩ gần gũi trong lòng Hà Nội. Tổ chức nhiều lần anh em thăm lại chiến trường xưa nghĩa tình. Mỗi lần như vậy, anh không quên đến các trận địa, các địa phương tìm mộ liệt sĩ và đã thành công như liệt sĩ Trần Huy Hiệu ở phía tây Quảng Bình. Anh lại tiếp tục đi đến các tỉnh lân cận như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Phòng tìm đồng đội. Rồi anh mở rộng ra cả nước từ Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Huế, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sài Gòn... Tìm được đồng đội nào còn sống, anh vui mừng khôn xiết. Từ các đồng đội tìm được, lan tỏa thông tin cho nhau nên tập trung được hàng chục rồi hàng trăm đồng đội trên cả nước. Cuộc gặp mặt đồng đội, đầu tiên là của đại đội 10 anh hùng thấy đạt hiệu quả tốt. Anh mở rộng gặp mặt cả tiểu đoàn 15, từng bước được đồng đội ủng hộ. Anh đã tổ chức gặp mặt cựu chiến binh của trung đoàn. Thấy anh có tấm lòng (tất cả vì đồng đội) từ cấp C-D-E cho đến năm 2021, họ đã cử Anh làm trưởng ban liên lạc CCB cho cả sư đoàn Phòng không giải phóng 673. Chọn 2 năm một lần đúng ngày thành lập đơn vị để kỷ niệm, ôn lại quá khứ vinh quang hào hùng.

Đến nay, anh đã ở tuổi 80. Anh có năm con (hai trai ba gái) sáu cháu nội ngoại và đã có chắt đầu tiên. Anh vẫn vui vẻ làm trưởng ban liên lạc CCB đủ các thời kỳ cho cả sư đoàn. Mỗi lần tổ chức họp mặt như vậy, anh đều lên sân khấu tham dự hát với văn nghệ, văn công, sôi động như thời tuổi trẻ của anh-của thanh niên Hà Nội.

Giữa tháng 6 năm 2023. Đội văn nghệ CCB Hà Nội, mời anh tới cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô. Anh cũng lên sân khấu tham gia bài (Việt Nam trên đường chúng Ta đi) của nhạc sĩ Huy Du. Trong bài hát có câu tôi rất tâm đắc là (ta chưa về khi tổ quốc chưa yên). Thấy nó gắn bó cuộc đời của anh, của chúng tôi lắm. Bởi có hòa bình, anh về quê, vẫn gắn bó, tất cả bên đồng đội.

Đ.S.N

Trái tim người lính

Đặng Sỹ Ngọc

Nguồn VHPT: https://vanhoavaphattrien.vn/tat-ca-vi-dong-doi-a22212.html