Tăng trưởng tín dụng tháng 6 nhiều khả năng vẫn thấp

Việc chỉ số PMI liên tục suy giảm trong 3 tháng qua, cùng với độ trễ của chính sách "nới lỏng tiền tệ thận trọng", nhiều khả năng tăng trưởng tín dụng tháng 6 vẫn thấp, được dự báo khoảng 0,4% - 0,5%.

Việc chỉ số PMI liên tục suy giảm trong 3 tháng qua, cùng với độ trễ của chính sách "nới lỏng tiền tệ thận trọng", nhiều khả năng tăng trưởng tín dụng tháng 6 vẫn thấp, được dự báo khoảng 0,4% - 0,5%.

Tăng trưởng tín dụng hiện là một trong những con số thu hút được sự chú ý của giới đầu tư và được nhiều cơ quan khác nhau theo dõi, từ Ngân hàng Nhà nước, UBGSTCQG, Tổng cục thống kê, hay các báo cáo của Chính Phủ tới Quốc Hội.

Tính đến hết quý I, tín dụng tăng trưởng âm khoảng 2% so với cuối năm 2011.Theo các số liệu được công bố gần đây thì bức tranh tăng trưởng tín dụng đang có các dấu hiệu cải thiện rõ rệt trong tháng 4 và 5/2012.

Trong báo cáo Quốc Hội, Phó Thủ Tướng cũng đã cho biết tổng dư nợ tín dụng so với cuối năm 2011 đã tăng dương trở lại. Đây là tín hiệu đáng mừng nhưng liệu đà tăng dự nợ tín dụng có tiếp tục được cải thiện trong tháng 6?

Tháng 2/2012

Quý 1/2012

Hết tháng 4/2012

Hết tháng 5/2012

Tháng 6/2012

Tổng tăng tín dụng lũy kế so với đầu năm

-2.1%

-1.96%

-0.66% đến -0.59%

dương

Ước tính tăng tín dụng theo tháng

-0.53%

-0.14%

1.37%

0.6%- 0.8%

0.5%?

Bảng 1:Tăng trưởng tín dụng 5 tháng và dự báo tháng 6

Nguồn: Tổng hợp từ công bố của NHNN, UBGSTCQG, các Báo cáo của Chính phủ của Quốc hội và tính toán của tác giả

Nếu nhìn ở các chỉ số gián tiếp thì bức tranh tăng trưởng tín dụng chậm càng có nhiều cơ sở. Từ góc độ chỉ số PMI (Chỉ số mua hàng của Nhà quản trị ) do HSBC công bố thì chỉ số PMI của Việt Nam ngoài tác động mùa vụ vào tháng 1-2 thì cũng đã liên tục suy giảm trong 3 tháng qua.

Sự suy giảm của chỉ số PMI cho thấy sự đi xuống trong hoạt động kinh doanh chung và kéo theo đó là nhu cầu vay vốn suy giảm. mặc dù chỉ số PMI tháng 6 chỉ công bố vào đầu tháng 7//2012, dự tính tình hình sẽ chưa khả quan trong tháng 6.

Tại Trung Quốc, quốc gia có sự tương đồng nhất định về diễn biến PMI với Việt Nam, các ước tính ban đầu (flash PMI) cho thấy chỉ số PMI tháng 6 chỉ đạt 48.1, mức thấp nhất trong 7 tháng và thấp hơn so với PMI tháng 5 là 48.4.

Jan 2012

Feb 2012

Mar 2012

April 2012

May 2012

June 2012

47.2

46.2

50

49.5

48.3

48?

Bảng 2: Chỉ số PMI tại Trung Quốc 5 tháng và dự báo tháng 6

Như vậy khả năng chỉ số PMI Việt Nam tăng trưởng mạnh trở lại trong tháng 6 là thấp. Điều này cũng có nghĩa tăng trưởng tín dụng trong tháng 6 mặc dù là tăng trưởng dương nhưng cũng sẽ không cải thiện nhiều so với tháng 5.

Theo ông Nguyễn Việt Đức, chuyên gia kinh tế của SHF thì khả năng tín dụng tháng 6 chỉ tăng 0,4-0,5% so với tháng 5.

“Nếu tăng trưởng tín dụng như vậy thì cũng dễ hiểu bởi bối cảnh kinh tế hiện nay còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp chưa mặn mà với vay vốn để kinh doanh” – ông Đức chia sẻ thêm.

Tăng trưởng tín dụng cả năm khoảng 10%

Có khá nhiều dự báo lạc quan về tăng trưởng tín dụng 6 tháng cuối năm. Theo các con số từ UBGSTCQG, thì tăng trưởng tín dụng cả năm có thể đạt 10%-12%, tương đương khoảng 1.5%-2%/tháng cho 6 tháng cuối năm.

World Bank còn lạc quan hơn khi cho rằng tín dụng sẽ tăng trưởng 16% cho năm 2012 tương đương với 2.5% tháng.

Với việc chỉ số PMI vẫn ở mức thấp và chưa có xu hướng cải thiện đáng kể, cùng với tình hình thế giới diễn biến phức tạp, ông Đức cho rằng việc đạt được tăng trưởng tín dụng 1.5%/tháng hay 10% đến cuối năm cũng đã đòi hỏi một nỗ lực lớn, đặc biệt là trong việc phá “cục máu đông” nợ xấu của khối ngân hàng.

Cũng có một số yếu tố tích cực ủng hộ tốc độ tăng tín dụng. Thứ nhất là lãi suất huy động hiện chỉ còn 9%/năm và vẫn còn khả năng đế tiếp tục giảm khiến cho lãi suất cho vay cũng giảm xuống, và với mức 12%-13% thì doanh nghiệp cũng sẵn sàng vay và ngân hàng vẫn thu được mức margin ổn định trong “điều kiện thông thường”.

Thứ hai, quá trình giảm tỷ lệ đòn bẩy theo đánh giá của Ngân hàng UBS (thể hiện ở sự suy giảm tổng tài sản của hệ thống ngân hàng và giảm tỷ lệ đầu tư trên GDP) sẽ kết thúc trong năm 2012.

“Theo tôi với việc tỷ lệ đầu tư/GDP hiện chỉ còn 30% tương đương với thời kỳ năm 2006, có thể hiện tại đã là đáy của tỷ lệ này và kỳ vọng trong 6 tháng cuối năm, với việc lãi suất hạ, đòn bẩy sẽ tăng trở lại thể hiện ở sự đi lên của tỷ lệ đầu tư/GDP” – ông Đức nói

Thanh Hải

Theo TTVN

Nguồn CafeF: http://cafef.vn/20120627021530181ca34/tang-truong-tin-dung-thang-6-nhieu-kha-nang-van-thap.chn